BlogTài chính cá nhânFOMO là gì? Hiệu ứng FOMO trong chứng khoán là gì?

FOMO là gì? Hiệu ứng FOMO trong chứng khoán là gì?

RedBag Team 28/02/2022
  1. 1. FOMO là gì? Có nguy hiểm không?
  2. 2. Hiệu ứng FOMO trong chứng khoán là gì?
  3. 3. Tại sao các nhà đầu tư dễ bị chi phối bởi hiệu ứng FOMO?
    1. 1. Tâm lý sợ bỏ qua cơ hội
    2. 2. Thiếu hiểu biết về thị trường và bị cuốn theo số đông
    3. 3. Kỳ vọng quá cao vào thị trường
    4. 4. Quá tự tin hay quá tự ti về bản thân
  4. 4. Cách giúp bạn vượt qua “cạm bẫy” FOMO trong đầu tư
    1. 1. Chủ động tích lũy kiến thức về thị trường chứng khoán
    2. 2. Có chiến lược đầu tư rõ ràng
    3. 3. Xác định đúng thời gian cắt lỗ
    4. 4. Tỉnh táo, kiên định và biết cách kiềm chế cảm xúc

Nếu bạn là một nhà đầu tư chứng khoán chắc hẳn sẽ không còn xa lại với thuật ngữ FOMO phải không? Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu tường tận về FOMO là gì và những vấn đề xung quanh nó. “FOMO trong chứng khoán là gì” sẽ là chủ đề đặc biệt mà RedBag chia sẻ trong bài viết hôm nay.

FOMO là gì? Có nguy hiểm không?

Trước tiên, RedBag sẽ cùng tìm hiểu xem FOMO là viết tắt của từ gì? Theo đó, FOMO là viết tắt của cụm từ Fear Of Missing Out. Nghĩa tiếng Việt của cụm từ này được hiểu là sợ bị bỏ lỡ, sợ bị mất cơ hội. Những người mắc phải hội chứng này thường có cảm giác lo lắng, sợ hãi về việc bản thân mình có thể sẽ bỏ lỡ một điều thú vị gì đó trong cuộc sống hay công việc hằng ngày.

FOMO-la-gi-redbag-001

Vậy hội chứng FOMO liệu có nguy hiểm không? Trên thực tế, những ai mắc phải hội chứng FOMO thường bị cảm giác lo lắng, sợ hãi ám ảnh và chi phối. Họ sẽ luôn có suy nghĩ cho rằng những người xung quanh sẽ đạt được thứ gì đó mà mình không đạt được. Đó là lý do vì sao mà họ luôn bị thôi thúc phải hành động. Hay phải làm điều gì đó tại thời điểm mà họ dường như thiếu lý trí nhất. Từ đó dẫn đến những quyết định sai lầm, gây ra ít nhiều hậu quả đáng tiếc.

Một trong những ví dụ điển hình nhất của trạng thái FOMO là gì đó là trên thị trường chứng khoán.

Hiệu ứng FOMO trong chứng khoán là gì?

Với những nhà đầu tư mới thì chắc hẳn khái niệm FOMO trong chứng khoán là gì còn khá xa lạ. Trong chứng khoán, hiệu ứng FOMO được xem là một tác nhân khiến nhiều nhà đầu tư trắng tay chỉ trong “một nốt nhạc”.

Điển hình là khi có một mã cổ phiếu nào đó đang trên đà tăng giá mạnh mẽ trong thời gian ngắn. Lúc này, những nhà đầu tư gặp phải hiệu ứng FOMO trong chứng khoán sẽ bắt đầu có suy nghĩ rằng các nhà đầu tư khác đang có một “khoản lời” lớn nhờ mã cổ phiếu ấy. Họ lo sợ mình đang đứng ngoài cuộc chơi và trở thành người “tối cổ” hay “lạc hậu” khi thị trường chứng khoán đang được cập nhật mỗi ngày.

FOMO-la-gi-redbag-002

Từ đó, họ có xu hướng lao vào đầu tư một cách điên cuồng theo số đông. Tuy nhiên kết quả nhận lại chỉ là sự thua lỗ và thất bại. Đây là điều hoàn toàn dễ hiểu bởi khi cảm xúc chi phối toàn bộ hành động. Họ sẽ chẳng còn đủ tỉnh táo để ứng biến trước những thay đổi đột ngột của thị trường.

Tại sao các nhà đầu tư dễ bị chi phối bởi hiệu ứng FOMO?

Tâm lý sợ bỏ qua cơ hội

Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến trạng thái FOMO trong đầu tư chứng khoán. Sự ám ảnh về thành công dễ khiến cho các nhà đầu tư mất kiểm soát. Những hành động và quyết định của họ cũng vì vậy mà chệch đi so với định hướng ban đầu.

Có rất nhiều nhà đầu tư nắm giữ những mã cổ phiếu đang tăng giá mạnh. Nhưng họ luôn bị ám ảnh với suy nghĩ nếu không tiếp tục mua vào thật nhiều thì có thể sẽ lỡ mất đợt tăng giá sau đó. Ngay cả khi mức lãi đạt kỳ vọng lúc đầu nhưng họ vẫn không hề có ý định bán ra. Hậu quả là khi mã cổ phiếu đó xuống đột ngột. Họ không kịp ứng phó và đánh mất tất cả chỉ trong tích tắc.

Thiếu hiểu biết về thị trường và bị cuốn theo số đông

Phần lớn những nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường chứng khoán đều chưa biết đến hiệu ứng FOMO là gì và cũng không có nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Tất cả những gì họ làm chỉ là cố gắng học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước. Sau đó lên sàn giao dịch thật nhiều để quen dần với môi trường này.

Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng, “biết người biết ta thì trăm trận trăm thắng”. Cạm bẫy FOMO trong chứng khoán luôn luôn hiện hữu. Vì thế chỉ có sự am hiểu tường tận về thị trường mới bảo vệ nhà đầu tư khỏi nguy cơ tiềm ẩn từ FOMO.

Kỳ vọng quá cao vào thị trường

Đặt sự kỳ vọng quá cao vào thị trường cũng là một trong những nguyên nhân hình thành nên FOMO.

Khi một mã cổ phiếu đang tăng, nhà đầu tư thường nghĩ rằng nó sẽ còn tăng trong thời gian dài. Mua thì chắc chắn sẽ không thể lỗ còn nếu không mua thì lại rất uổng phí.

FOMO-la-gi-redbag-003

Tuy nhiên, thị trường chứng khoán chưa bao giờ dễ dàng thao túng như vậy. Do đó, việc đặt kỳ vọng quá cao về thị trường như trên chẳng thể mang đến một kết quả như ý. Ngược lại nó có thể biến nhà đầu tư thành con mồi cho thị trường “xâu xé” mà thôi.

Quá tự tin hay quá tự ti về bản thân

Quá tự tin tạo sẽ tạo nên tính chủ quan cho nhà đầu tư. Có thể khiến họ bỏ qua những biến động quan trọng trên sàn giao dịch. Nhiều người vì muốn chứng tỏ và khẳng định bản thân chẳng kém cạnh ai. Nhưng cuối cùng lại phải ngậm ngùi chịu cái kết đắng.

Không nên quá tự tin nhưng nếu quá tự tin thì cũng rất dễ bị FOMO kiểm soát. Bởi tự ti sẽ khiến các nhà đầu tư không có đủ bản lĩnh. Cũng như ý chí kiên cường để tiếp nối kế hoạch đã lập ra trước đó.

Xem thêm: Cách chơi chứng khoán cho người mới chi tiết nhất

Cách giúp bạn vượt qua “cạm bẫy” FOMO trong đầu tư

Chủ động tích lũy kiến thức về thị trường chứng khoán

Ngay cả những chuyên gia chứng khoán lâu năm cũng chưa chắc nắm bắt được toàn bộ thị trường. Vì vậy, việc phân tích kỹ thuật và cập nhật tin tức thị trường sẽ phần nào giúp các nhà đầu tư dự đoán được xu hướng giá cả. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng cần nghiên cứu báo cáo tài chính của doanh nghiệp bán cổ phiếu. So sánh tương quan với các doanh nghiệp khác trong ngành. Từ đó đưa ra được những quyết định đầu tư phù hợp. Cũng như tránh được sự chi phối từ hiệu ứng FOMO trong chứng khoán.

Có chiến lược đầu tư rõ ràng

Tiếp đến, các nhà đầu tư hãy xây dựng cho mình một chiến lược đầu tư rõ ràng. Đồng thời tuân thủ các nguyên tắc đề ra, chẳng hạn như:

Xác định đúng thời gian cắt lỗ

Thực tế, thị trường chứng khoán vẫn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ rủi ro cho nhà đầu tư. Vì vậy, nhà đầu tư hãy cứ mạnh dạn xuống lệnh cắt lỗ khi giá cổ phiếu có dấu hiệu chạm đáy. Từ đó mới có thể tái đầu tư khi thị trường có những tín hiệu tích cực hơn.

Tỉnh táo, kiên định và biết cách kiềm chế cảm xúc

Cập nhật thông tin là yêu cầu bắt buộc đối với những ai muốn tham gia thị trường. Tuy vậy, mỗi người cần phải tỉnh táo chọn lọc nguồn thông tin chính thống, có căn cứ vững chắc. Từ đó mới có thể hiểu đúng tình hình và tránh bị hội chứng sợ bỏ lỡ cơ hội FOMO chi phối.

Hơn nữa, nhà đầu tư nên kiện định với kế hoạch đầu tư mà bản thân đã xây dựng. Thay đổi là điều có thể sẽ xảy ra. Nhưng nó không đồng nghĩa với việc dễ bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh.

Cuối cùng, trước khi đưa ra một quyết định nào đó. Hãy xem xét liệu quyết định đó có bị chi phối bởi yếu tố cảm xúc hay không? Từ đó có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn nhất.

Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được FOMO là gì và ảnh hưởng của hiệu ứng FOMO trong chứng khoán là như thế nào? Quan trọng hơn là biết cách để vượt qua “cạm bẫy” FOMO. Từ đó giúp bạn trở thành một nhà đầu tư thành công. Đăng ký tài khoản của RedBag để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về thị trường đầu tư nhé.

Xem thêm: Sinh lời đáng kể cùng các app đầu tư tài chính uy tín

RedBag

Bài viết mới nhất

Xem tất cả

Bài viết đọc nhiều

Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!

Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN