Học hỏi tuyệt chiêu tiết kiệm của các quốc gia trên thế giới
- 1. Vì sao cần phải tiết kiệm?
- 2. Những tuyệt chiêu tiết kiệm độc lạ của các quốc gia trên thế giới
- 1. Úc
- 2. Nhật Bản
- 3. Hàn Quốc
- 4. Đức
- 5. Thụy Điển
- 3. 3 nguyên tắc chung để việc tiết kiệm luôn đạt được hiệu quả
- 1. Phân chia và sử dụng tiền bạc hợp lý
- 2. Tự kỷ luật trong chi tiêu
- 3. Tìm kênh đầu tư đồng tiền thông minh
“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là câu nói được ông cha ta truyền dạy từ bao đời nay. Với ý nghĩa rằng hãy luôn đi đến thật nhiều nơi, gặp nhiều người, để chọn lọc và học hỏi những điều tinh túy nhất. Tại bài viết hôm nay, RedBag sẽ dẫn bạn đi đến các quốc gia nổi tiếng trên thế giới để học hỏi về lối sống tiết kiệm mới lạ, độc đáo.
Vì sao cần phải tiết kiệm?
Nhiều người cho rằng có tiền để tiêu mới là hạnh phúc. Tuy nhiên, nếu việc chi tiêu trở nên không hợp lý. Khiến bạn dù kiếm được nhiều tiền mà cuối tháng vẫn kẹt tiền hay nợ nần thẻ tín dụng, thì đó hoàn toàn không phải là một cuộc sống hạnh phúc.
Đôi khi cuộc sống còn có những thay đổi lớn đột ngột xảy ra hoặc những khó khăn bất chợt tìm đến. Chẳng hạn như tình hình dịch bệnh Covid-19 những ngày qua đã làm ảnh hưởng đến đời sống của mỗi người. Lúc này, chúng ta mới nhận ra tầm quan trọng của việc có một khoản tiền tiết kiệm.
Ở một thời điểm nào đó, tiền có thể không quan trọng. Nhưng khi bạn cần đến tiền mà không có, bạn mới hiểu đồng tiền cần thiết đến mức nào. Do đó, việc tiết kiệm không phải chuyện của người giàu hay người nghèo. Tiết kiệm là một thói quen tốt mà chúng ta cần nên rèn luyện mỗi ngày.
Khi bạn biết cách tiết kiệm hợp lý và hiệu quả. Bạn sẽ trở nên chủ động hơn trong cuộc sống. Bên cạnh đó, một khoản tiền tiết kiệm cũng giúp bạn lường trước mọi rủi ro, chống chọi với những khó khăn có thể xảy đến. Tiết kiệm mang lại cho bạn nhiều cơ hội mới, giúp bạn học hỏi được nhiều kĩ năng sống quan trọng. Như biết tính toán, đầu tư, sự kiên trì và sống có kế hoạch.
>>>Xem thêm các quản lý chi tiêu cá nhân tại đây
Những tuyệt chiêu tiết kiệm độc lạ của các quốc gia trên thế giới
Không chỉ có mình bạn rèn luyện thói quen tiết kiệm mỗi ngày. Mà khắp mọi nơi trên thế giới, ai ai cũng đều có những tuyệt chiêu tiết kiệm riêng, mới lạ. Hãy cùng xem qua cách tiết kiệm hiệu quả của những quốc gia dưới đây. Xem thử chúng có giúp ích gì cho bạn không nhé!
Úc
Có tới 69% người Úc thừa nhận rằng, họ rất ngại ủi quần áo. 41% người dân trong số đó còn nói rằng: Họ thậm chí không bao giờ sử dụng bàn là.
Vì vậy, họ luôn có những cách sáng tạo riêng để khiến quần áo luôn phẳng phiu. Một trong những cách phổ biến và được cho là hiệu quả chính là treo lên móc và để chúng trong phòng tắm. Hơi nước nóng sẽ khiến quần áo hạn chế các nếp nhăn. Điều này giúp họ vừa tiết kiệm công sức, điện năng mà còn tiết kiệm được kha khá tiền.
Nhật Bản
Nhắc đến Nhật Bản, chúng ta đều biết đến họ qua thói quen tiết kiệm, lối sống đơn giản đáng ngưỡng mộ. Bên cạnh đó, người dân xứ sở hoa anh đào này còn có những tuyệt chiêu tiết kiệm thú vị và độc đáo mà chúng ta chưa biết hết.
Người Nhật thích tắm bằng vòi sen và thường thưởng thức sự thư giãn trong bồn tắm. Thế nhưng việc mỗi người lại xả đầy một bồn nước để ngâm mình thì thật sự quá tốn kém phải không?
Vậy là họ nghĩ ra cách sẽ tắm chung một bồn nước. Tất nhiên, trước khi vào ngâm mình trong bồn thì họ đều đã tắm bằng vòi sen sạch sẽ. Chính bởi vậy, nước trong bồn luôn sạch và nhiệt độ bồn tắm được duy trì bởi sự hỗ trợ của các thiết bị đặc biệt.
Một số gia đình ở Nhật còn thích tắm chung. Trẻ em tắm cùng với bố mẹ đến khi trở thành thiếu niên. Với người dân Nhật Bản, đó là một thói quen bình thường. Như một cách để gia đình quây quần, tăng thêm sự thân mật.
Chưa dừng ở đó, sau khi sử dụng xong bồn tắm. Số nước đó không bị xả bỏ mà được tận dụng để giặt quần áo. Nhiều máy giặt ở Nhật còn có máy bơm đặc biệt để lấy nước thẳng từ bồn tắm.
Ngoài thói quen tắm chung, người Nhật còn có các thói quen tiết kiệm khác như:
- Sử dụng đồ vật đa chức năng.
- Tối giản không gian sống, không dành quá nhiều tiền để xây sửa nhà.
- Dạy con cách tự lập và tiết kiệm từ bé.
- Đi xe đạp hoặc di chuyển bằng các phương tiện công cộng để không tốn tiền xăng.
- Sử dụng nước rửa tay làm nước xả bồn cầu.
Và còn rất nhiều cách tiết kiệm khác cũng được người Nhật áp dụng một cách triệt để vào cuộc sống hằng ngày.
Hàn Quốc
Ở Hàn Quốc tiền điện rất đắt đỏ và nhiều hộ gia đình không có hệ thống sưởi trung tâm. Đây là lý do tại sao vào mùa đông, các căn nhà ở Hàn Quốc đều trở nên rất lạnh. Tuy nhiên, họ đã tìm ra một cách thú vị để giữ ấm. Trong phòng khách và phòng ngủ, họ sẽ dựng lều ngay trên giường và ngủ ở trong đó.
Bên cạnh đó, người Hàn Quốc cũng rất tiết kiệm nước. Khi kinh tế trở nên khó khăn, nhiều bà nội trợ đã lựa chọn mua cho chồng các sản phẩm quấn áo màu tối để ít phải giặt hơn nhằm tiết kiệm nước và chất tẩy rửa.
Đức
Người Đức cũng khá nổi tiếng với lối sống cần kiệm. Họ luôn giữ gìn quần áo kỹ lưỡng để có thể bán lại chúng khi không có nhu cầu sử dụng nữa. Ngoài ra, có khoảng 1/3 dân số Đức đem quần áo không dùng nữa của mình tới bán tại các cửa hàng đồ cũ. Hay rao lại trên một số trang web chuyên dụng.
Người Đức cũng không thích mua sắm nhiều quần áo mới. Một người trung bình mỗi năm chỉ chi khoảng 700 USD cho việc mua sắm quần áo. Trong khi con số này ở Anh là hơn 1.100 USD. Bí mật của họ cũng giống như nhiều người dân châu Âu khác đó là yêu thích việc săn hàng giảm giá. Họ luôn chờ đợi để mua vào các dịp khuyến mại để giá được rẻ.
Người Đức còn có một cách khác để trang hoàng nhà cửa mà không tốn một đồng. Đó là sử dụng các sản phẩm cũ bị bỏ đi. Tất nhiên sẽ phải làm nhanh chóng trước khi chúng bị đem đi tiêu hủy.
Thụy Điển
Đây là một quốc gia rất coi trọng việc dạy con trẻ thói quen tiết kiệm từ sớm. Vậy nên, khi nói về cổ phiếu các công ty hay tài khoản tiết kiệm cho trẻ em là điều hoàn toàn bình thường. Bởi họ luôn dạy cho trẻ biết về việc chi tiêu hợp lý.
Vào mùa đông, nhiều ngôi nhà hay căn hộ ở Thụy Điển không có hệ thống sưởi trung tâm. Mà việc sử dụng lò sưởi lại rất tốn kém vì điện có giá cao. Giải pháp của họ là tắt máy sưởi vào ban đêm, duy trì nhiệt độ vừa đủ và thoải mái. Sau đó, họ lên giường đắp chăn và sử dụng máy sưởi đồ chơi hay miếng dán nhiệt dể tiết kiệm bớt điện. Từ đó cũng tiết kiệm tiền cho gia đình.
Bạn nghĩ sao về các cách tiết kiệm trên của các quốc gia trên thế giới? Nếu là bạn, bạn sẽ chọn cách tiết kiệm nào?
3 nguyên tắc chung để việc tiết kiệm luôn đạt được hiệu quả
Dù là chọn lựa cách tiết kiệm nào đi nữa, bạn cũng cần tuân thủ 3 nguyên tắc sau đây nếu muốn kế hoạch quản lý và tiết kiệm tài chính thành công.
Phân chia và sử dụng tiền bạc hợp lý
Khi có thu nhập hàng tháng, bạn cần chia tiền thành 4 phần tùy theo nhu cầu cá nhân như sau:
- Tiêu dùng cơ bản hàng ngày.
- Chi tiêu linh hoạt.
- Tiết kiệm cố định.
- Đầu tư.
Tiêu dùng cơ bản hàng ngày bao gồm chi tiêu cho thực phẩm, quần áo, nhà ở và phương tiện đi lại. Đây là những chi tiêu cơ bản nhất mỗi tháng. Chi tiêu linh hoạt là khoản chi cho giao lưu, giải trí và nâng cao chất lượng cuộc sống. Bạn có thể cắt giảm bớt số tiền ở khoản này nếu thấy không cần thiết. Hai phần còn lại là để tiết kiệm và đầu tư.
Tự kỷ luật trong chi tiêu
Bạn cần phải viết ra danh sách chi tiêu hàng tháng của mình và kiểm soát xem bản thân có tự phá vỡ kế hoạch đó hay không? Sau đó, từng bước nắn chỉnh để việc chi tiêu đi vào đúng quỹ đạo.
Đồng thời, bạn cũng nên lập ra mục tiêu cụ thể cho mình và kiên trì thực hiện nó. Hơn là chỉ quyết tâm vài ngày rồi bỏ xó. Ví dụ, nếu việc ăn hàng đắt đỏ thì bạn có thể tự nấu ăn. Nếu mua quần áo quá tốn kém thì bạn nên chọn loại quần áo có giá phù hợp hơn. Nếu tự lái xe đi làm tốn kém, bạn có thể đi xe bus, xe đạp,...
Tìm kênh đầu tư đồng tiền thông minh
Tùy theo tình hình thực tế của bản thân, bạn có thể lựa chọn phương pháp đầu tư và quản lý tài chính phù hợp với bản thân để tăng thu nhập. Ngoài ra, bạn cần không ngừng học hỏi và rèn luyện. Đừng chỉ chạy theo xu hướng một cách mù quáng và đừng “bỏ trứng vào cùng một giỏ”.
Bạn có thể tìm cách tăng nguồn thu nhập thụ động bằng việc gửi tiết kiệm online tại ngân hàng số. Mà không cần đến trực tiếp ngân hàng hay quầy giao dịch. Không những thế, lãi suất tiết kiệm mà bạn nhận được còn cao hơn khi gửi tại quầy. Đơn giản chỉ qua vài cú chạm.
Bạn có thể tham khảo một vài ngân hàng số mới hiện đại và nhiều tiện ích tại trang RedBag như: TNEX, Cake by VPBank, MBBank, TPBank,...
Truy cập vào RedBag để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức tài chính bổ ích và thú vị hơn nhé!

Bài viết mới nhất
Xem tất cảBật mí công thức 4M đầu tư chứng khoán không bao giờ sợ lỗ
Nhảy vào thị trường đầu tư chứng khoán với sự mơ hồ về kiến thức sẽ khiến cho người trẻ gặp phải những thất bại không đáng có. Hãy cẩn thận!

Giải quyết bài toán mua nhà cho gia đình với bản kế hoạch tài chính chi tiết
Sở hữu căn nhà cho riêng mình đã và đang là đích đến của nhiều người. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này vốn không phải là một điều dễ dàng nếu ngay từ đầu chúng ta không biết cách lập kế hoạch tài chính mua nhà.

Vũ Nhật Khánh: “Áp lực mục tiêu tài chính tuổi 30 là do mình tạo ra”
Bước đầu quản lý tài chính cá nhân, ai cũng sẽ có những mục tiêu cho riêng mình. Song mục tiêu tài chính tuổi 30 có lẽ sẽ đặc biệt hơn vì đây là cột mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Điều này tạo ra không ít áp lực dành cho những người trẻ.

Bài viết đọc nhiều
Tậu ngôi nhà, căn hộ đầu tiên của bạn: hướng dẫn từng bước
Những người trẻ tài năng đang có mục tiêu sở hữu ngôi nhà, căn hộ cho riêng mình trước tuổi 30, thường sẽ đối mặt với những băn khoăn, như: cần bao nhiêu tiền thì có thể tậu được ngôi nhà, căn hộ đầu tiên; quản trị tài chính cá nhân với khoản nợ, khoản trả góp mua nhà; các bước chi tiết để mua nhà. Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết của RedBag.

Nguyên tắc 28/36 giúp bạn giảm gánh nặng từ những khoản nợ
Gánh nặng nợ vay là nỗi ám ảnh lớn nhất của những người trẻ muốn sở hữu ngôi nhà của riêng mình từ sớm. Vay mua nhà và ngay sau khi tận hưởng được niềm vui của việc có nhà mới, người trẻ ngay lập tức phải gánh chịu những áp lực từ lãi vay và gánh nặng phải chi trả các khoản vay nợ mua nhà, mua đồ nội thất. Đây quả là một trải nghiệm không hề dễ chịu.

Ổn định tài chính - Bước chuyển mình quan trọng của người trẻ
Giai đoạn chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác luôn là những điều không dễ dàng đối với tất cả chúng ta. Đặc biệt là bước chuyển đổi từ giai đoạn mới đi làm sang giai đoạn ổn định tài chính. Tại đây, người trẻ phải đối mặt với rất nhiều điều mới mẻ, những kiến thức cần bổ sung và những kế hoạch mới phải thiết lập để sẵn sàng với thử thách mới.

10 thói quen để đạt được tự do tài chính, nghỉ hưu sớm
Tự do tài chính là mục tiêu chính trong cuộc sống của nhiều người. Nhưng, đạt đến tự do tài chính là một con đường dài và đầy khó khăn đối với người trẻ. Hình thành những thói quen tài chính đúng đắn ngay từ sớm là một cách đơn giản và hữu ích để người trẻ sớm thành công trong mục tiêu đạt được trạng thái tự do tài chính.

Gen Z đa nhiệm: Làm nhiều nghề cùng lúc, nhưng đôi khi bỏ quên việc tối ưu tài chính cá nhân
Đa nhiệm là một tính từ được dùng phổ biến khi nói đến Gen Z, để mô tả khả năng đảm nhiệm nhiều công việc, trong nhiều lĩnh vực khác nhau cùng một lúc. Đây là một trong những đặc điểm giúp cho Gen Z nổi bật hơn những thế hệ trước. Đa nhiệm, năng động, tự tin, sáng tạo là một bộ những tính từ gắn liền với Gen Z. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá tính đa nhiệm của Gen Z trong công việc.

Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!
Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN