Sao phải áp lực khi đã có kế hoạch tiết kiệm tiền hiệu quả?
- 1. Có một kế hoạch tiết kiệm tiền quan trọng như thế nào?
- 2. Bí mật giúp bạn thiết lập kế hoạch tiết kiệm tiền hiệu quả
- 1. Loại bỏ những thứ không cần thiết
- 2. Đừng bỏ qua những phương pháp truyền thống
- 3. Chi tiêu theo số tiền bạn có, không phải theo số tiền bạn muốn kiếm được
- 4. Thay đổi cách thức mua sắm
- 5. Khiến bản thân độc lập về tài chính
- 3. Áp dụng công nghệ mới để kế hoạch tiết kiệm được hiệu quả
- 1. Finhay
- 2. Savy
- 3. VCB-Digibank
Tiết kiệm tiền là nâng cao chứ không phải để giảm chất lượng cuộc sống. Việc áp dụng sai phương pháp khiến bạn phải từ bỏ tất cả thói quen yêu thích của mình. Chẳng hạn như mua sắm, tán gẫu, giao lưu với bạn bè,... Nếu vậy cuộc sống này trở nên không còn ý nghĩa nữa.
Vì lý do đó mà việc lập cho mình một kế hoạch tích góp hiệu quả là vô cùng quan trọng. Để được tư vấn về những kế hoạch tiết kiệm tiền hiệu quả. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của RedBag nhé!
Có một kế hoạch tiết kiệm tiền quan trọng như thế nào?
Tiền học cho con, tiền nhà, tiền điện nước, khám chữa bệnh, sinh hoạt phí,... luôn xoay vòng khiến bạn áp lực và mệt mỏi. Nhưng một khi có kế hoạch tiết kiệm tiền đúng đắn, những lo lắng về tài chính của bạn sẽ được giảm bớt.
Bạn càng tích góp được nhiều tiền, bạn càng kiểm soát được vận mệnh của chính mình. Nếu công việc của bạn đẩy bạn đến bờ vực của sự suy sụp tinh thần thì ngay cả khi bạn chưa tìm được công việc mới, bạn có thể nghỉ việc. Đồng thời, có thể dành thời gian để lấy lại sự tỉnh táo trước khi tìm việc mới.
Nếu bạn bị ốm và phải nằm viện. Bạn vẫn có cách chi trả khi không thể làm việc trong quá trình điều trị. Hay khi bạn cảm thấy mệt mỏi với việc sống trong một khu phố quá phức tạp. Bạn có thể chuyển đến một nơi an toàn hơn. Bởi, bản thân đủ điều kiện chi trả khoản tiền đặt cọc để ở một ngôi nhà tốt hơn.
Đó là những lý do quan trọng để bắt đầu một kế hoạch tiết kiệm tiền hiệu quả. Chỉ cần có kỷ luật và tạo nên thói quen tiết kiệm thông minh. Bạn sẽ rất dễ dàng thực hiện được mục tiêu của mình.
Bí mật giúp bạn thiết lập kế hoạch tiết kiệm tiền hiệu quả
Loại bỏ những thứ không cần thiết
Viết ra danh sách những món bạn không cần vào điện thoại di động hoặc sổ tay cầm tay. Sau đó kiên quyết không mua chúng khi đi mua sắm. Đến một thời điểm nào đó, bạn sẽ thấy rằng ngay cả khi bạn bỏ đi những thứ này cuộc sống của bạn vẫn có thể được tiếp tục như bình thường.
Đừng bỏ qua những phương pháp truyền thống
Hãy cất tiền lẻ và bỏ vào một con heo đất. Nghe có vẻ “cổ hủ” nhưng nó có thể giúp bạn hình thành thói quen không lãng phí. Một năm có 365 ngày, mỗi ngày bạn cất vào đó 5.000 đồng. Số tiền tích góp mỗi năm sẽ tầm khoảng 2 triệu đồng.
Chi tiêu theo số tiền bạn có, không phải theo số tiền bạn muốn kiếm được
Bạn có thể nghĩ rằng bạn có thu nhập cao. Nhưng nếu nguồn tài chính thực tế của bạn không như vậy thì bạn đang tự sa chân vào thói quen chi tiêu sai lầm. Có một nguyên tắc tiêu tiền quan trọng bạn cần biết là:
“Trừ khi trường hợp khẩn cấp, bạn chỉ có thể tiêu số tiền bạn có. Chứ không phải số tiền bạn mong đợi để kiếm được.” Bằng cách này, bạn sẽ không mắc nợ và có thể lập kế hoạch cho tương lai.
Thay đổi cách thức mua sắm
Khi bạn không biết liệu những thứ bạn cần mua có đang được giảm giá hay không? Bạn có thể truy cập vào các trang web mua sắm như Shopee, Tiki, Lazada,... Qua đó, bạn có thể tìm thấy hàng hóa rẻ hơn so với các cửa hàng bên ngoài. Thỉnh thoảng lại nhận được phiếu giảm giá cho lần mua tiếp theo. Vô cùng hiệu quả phải không nào?
Khiến bản thân độc lập về tài chính
Độc lập tài chính là gì? Nó chỉ những người không cần phải tham gia tích cực vào công việc làm công ăn lương cũng có thể tạo ra tiền. Hầu hết sự độc lập về tài chính là kết quả của thu nhập thụ động.
Có thể đến từ các nguồn như cổ phiếu , lãi trái phiếu , lãi cho vay, cho thuê nhà,... Bạn chỉ cần bỏ ra một chút thời gian, công sức trong giai đoạn đầu là đã tạo ra một số tiền duy trì cuộc sống của bản thân đến hết phần đời còn lại của mình.
Nếu có một nguồn vốn nho nhỏ thì bạn có thể chọn một kênh kiếm tiền thu nhập thụ động để đầu tư. Cho dù bạn đang đi làm công việc khác hay đang “ngủ” thì bạn vẫn thu được lợi nhuận từ các kênh này. Việc kiếm được tiền nhiều hơn sẽ khuyến khích bạn tiếp tục kế hoạch tiết kiệm tiền.
Áp dụng công nghệ mới để kế hoạch tiết kiệm được hiệu quả
Có thể nói, một trong những cách tiết kiệm tài chính cá nhân là sử dụng công cụ hỗ trợ. Đặc biệt là với sự phát triển nền công nghệ 4.0, có rất nhiều ứng dụng ra đời. Nhằm giúp bạn đầu tư sinh lời từ những khoản tiền nhỏ nhất. Một số ứng dụng nổi bật hiện nay như:
Finhay
Finhay là ứng dụng vô cùng thông minh với nhiều tính năng vượt trội. Đặc biệt là giúp người dùng tích lũy và đầu tư hiệu quả. Nền tảng công nghệ này giúp bạn tiết kiệm với số tiền không quá lớn. Nhưng mức lãi tích lũy lại không hề nhỏ, lên đến 4% mỗi năm.
Ngoài ra, khi sử dụng Finhay, bạn có thể tạo ra nguồn thu nhập thụ động. Thông qua việc kết nối bạn từ hệ thống các quỹ đầu tư tài chính uy tín.
Khi tiết kiệm tiền qua Finhay bạn không phải chịu sự ràng buộc về kỳ hạn gửi tiền. Thay vào đó, có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào mà không lo sợ mất lãi. Đó cũng chính là đặc điểm tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm công nghệ này.
Savy
Savy hay còn gọi là ứng dụng tiết kiệm vạn năng của ngân hàng TPBank. Đây là ứng dụng cho phép gửi tiết kiệm từ mọi ngân hàng hoàn toàn miễn phí đầu tiên tại nước ta. Với ứng dụng này, bạn có thể bắt đầu kiếm tiền online tại nhà với những thao tác vô cùng đơn giản.
Ứng dụng cho phép gửi góp với số tiền từ 30,000 đồng. Do đó, thích hợp cho nhiều đối tượng sử dụng, đặc biệt những người chưa có vốn nhiều. Chẳng hạn như sinh viên, người mới tìm việc làm,...
>> Đọc thêm: Có ít tiền nên đầu tư gì?
VCB-Digibank
VCB-Digibank là một sản phẩm của công nghệ của ngân hàng Vietcombank. Thay vì phải tốn nhiều thời gian, công sức để di chuyển đến ngân hàng. Thông qua ứng dụng này bạn có thể mở tài khoản tiết kiệm ngay tại nhà.
Bạn có thể tha hồ lựa chọn kỳ hạn khi đầu tư tại VCB-Digibank theo từng chu kỳ. Chẳng hạn như 2 tuần, 30 ngày, 90 ngày, 6 tháng, 1 năm,... Tùy thuộc vào kỳ hạn, lãi suất khi gửi tiết kiệm qua app sẽ khác nhau có thể lên đến 6,1%/năm.
Tiết kiệm tài chính cá nhân mà không làm giảm đi chất lượng cuộc sống. Đó chính là giải pháp tài chính tốt nhất dành cho mỗi người chúng ta. Hy vọng những thông tin mà RedBag vừa cung cấp có thể giúp bạn có kế hoạch tiết kiệm tiền hiệu quả hơn. Đừng quên truy cập RedBag mỗi ngày để không bỏ lỡ những thông tin bổ ích về tài chính nhé!
>> Đọc thêm Đầu tư chứng khoán cần bao nhiêu tiền?
Bài viết mới nhất
Xem tất cảBật mí công thức 4M đầu tư chứng khoán không bao giờ sợ lỗ
Nhảy vào thị trường đầu tư chứng khoán với sự mơ hồ về kiến thức sẽ khiến cho người trẻ gặp phải những thất bại không đáng có. Hãy cẩn thận!
Giải quyết bài toán mua nhà cho gia đình với bản kế hoạch tài chính chi tiết
Sở hữu căn nhà cho riêng mình đã và đang là đích đến của nhiều người. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này vốn không phải là một điều dễ dàng nếu ngay từ đầu chúng ta không biết cách lập kế hoạch tài chính mua nhà.
Vũ Nhật Khánh: “Áp lực mục tiêu tài chính tuổi 30 là do mình tạo ra”
Bước đầu quản lý tài chính cá nhân, ai cũng sẽ có những mục tiêu cho riêng mình. Song mục tiêu tài chính tuổi 30 có lẽ sẽ đặc biệt hơn vì đây là cột mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Điều này tạo ra không ít áp lực dành cho những người trẻ.
Bài viết đọc nhiều
Tậu ngôi nhà, căn hộ đầu tiên của bạn: hướng dẫn từng bước
Những người trẻ tài năng đang có mục tiêu sở hữu ngôi nhà, căn hộ cho riêng mình trước tuổi 30, thường sẽ đối mặt với những băn khoăn, như: cần bao nhiêu tiền thì có thể tậu được ngôi nhà, căn hộ đầu tiên; quản trị tài chính cá nhân với khoản nợ, khoản trả góp mua nhà; các bước chi tiết để mua nhà. Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết của RedBag.
Nguyên tắc 28/36 giúp bạn giảm gánh nặng từ những khoản nợ
Gánh nặng nợ vay là nỗi ám ảnh lớn nhất của những người trẻ muốn sở hữu ngôi nhà của riêng mình từ sớm. Vay mua nhà và ngay sau khi tận hưởng được niềm vui của việc có nhà mới, người trẻ ngay lập tức phải gánh chịu những áp lực từ lãi vay và gánh nặng phải chi trả các khoản vay nợ mua nhà, mua đồ nội thất. Đây quả là một trải nghiệm không hề dễ chịu.
Ổn định tài chính - Bước chuyển mình quan trọng của người trẻ
Giai đoạn chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác luôn là những điều không dễ dàng đối với tất cả chúng ta. Đặc biệt là bước chuyển đổi từ giai đoạn mới đi làm sang giai đoạn ổn định tài chính. Tại đây, người trẻ phải đối mặt với rất nhiều điều mới mẻ, những kiến thức cần bổ sung và những kế hoạch mới phải thiết lập để sẵn sàng với thử thách mới.
10 thói quen để đạt được tự do tài chính, nghỉ hưu sớm
Tự do tài chính là mục tiêu chính trong cuộc sống của nhiều người. Nhưng, đạt đến tự do tài chính là một con đường dài và đầy khó khăn đối với người trẻ. Hình thành những thói quen tài chính đúng đắn ngay từ sớm là một cách đơn giản và hữu ích để người trẻ sớm thành công trong mục tiêu đạt được trạng thái tự do tài chính.
Gen Z đa nhiệm: Làm nhiều nghề cùng lúc, nhưng đôi khi bỏ quên việc tối ưu tài chính cá nhân
Đa nhiệm là một tính từ được dùng phổ biến khi nói đến Gen Z, để mô tả khả năng đảm nhiệm nhiều công việc, trong nhiều lĩnh vực khác nhau cùng một lúc. Đây là một trong những đặc điểm giúp cho Gen Z nổi bật hơn những thế hệ trước. Đa nhiệm, năng động, tự tin, sáng tạo là một bộ những tính từ gắn liền với Gen Z. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá tính đa nhiệm của Gen Z trong công việc.
Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!
Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN