Tự chủ tài chính có khó không và làm thế nào để tự chủ tài chính?
- 1. Vì sao bạn nên tự chủ tài chính?
- 2. Tự chủ tài chính có khó không?
- 3. Làm thế nào để tự chủ tài chính?
- 1. Đặt mục tiêu
- 2. Chi tiêu tiết kiệm
- 3. Đầu tư thông minh
- 4. Không để nợ nần vướng bận
- 5. Không ngừng học tập
Vài năm trở lại đây, tự chủ tài chính đang trở thành lý tưởng mà nhiều người theo đuổi. Việc tự chủ về tài chính giúp mỗi người được làm chủ cuộc sống của chính mình. Vậy tự chủ tài chính có khó không và làm thế nào để tự chủ tài chính? Hãy cùng với RedBag tìm hiểu về khái niệm này ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Vì sao bạn nên tự chủ tài chính?
Không phải ngẫu nhiên mà tự chủ tài chính lại trở thành ước mơ của giới trẻ hiện nay. Khoan nói tới làm thế nào để tự chủ tài chính mà hãy điểm qua một vài những lợi ích mà bạn có được khi đạt tới “cảnh giới” của sự tự do tài chính.
Thứ nhất, tự chủ tài chính cho phép bạn nói “không” với một công việc nhàm chán hay từ chối dùng món đồ không ưng.
Thứ hai, tự chủ về tài chính bạn sẽ có nhiều thời gian cho bản thân. Tận hưởng cuộc sống mơ ước mà không phải lo lắng quá nhiều.
Thứ ba, tự chủ tài chính giúp bạn học hỏi thêm được nhiều điều. Một trong số đó phải nhắc tới bài học về đầu tư cũng như kinh nghiệm tiết kiệm tiền.
Thứ tư, không còn vướng bận về chuyện tiền bạc, bạn sẽ chuyên tâm làm công việc mà mình yêu thích. Có thể nghỉ hưu sớm cả thập kỷ để an nhàn tuổi già.
Thứ năm, bạn có nhiều thời gian hơn dành cho gia đình, bạn bè và các mối quan hệ. Tất nhiên, điều đó cũng sẽ kéo theo chỉ số hạnh phúc tăng hơn gấp bội.
Nhìn chung, để làm chủ được tài chính không phải điều dễ dàng. Tuy nhiên, nếu đạt được nó thì cuộc sống của bạn sẽ ngập tràn những điều tốt đẹp. Tự chủ tài chính giống như một chiếc chìa khóa vạn năng, khi có được nó trong tay thì ổ khóa không còn là vấn đề quan trọng nữa.
Tự chủ tài chính có khó không?
Ai cũng từng một lần lo lắng khi nhìn thấy hóa đơn phát sinh đột xuất. Ai cũng từng lo đại dịch sẽ lấy đi công việc của bản thân. Một khi công việc mất đi có nghĩa nguồn thu của bạn sẽ bị cắt đứt. Lúc này, nếu là người tự chủ tài chính thì mọi vấn đề nêu trên đều không đáng ngại. Bởi những khoản tích lũy từ trước của họ bắt đầu có "đất dụng võ".
Vậy tự chủ tài chính là gì? Có thể hiểu nôm na, tự chủ tài chính là trạng thái mà ở đó bạn có đủ tiềm lực kinh tế để trang trải toàn bộ chi phí sinh hoạt, giải quyết các vấn đề phát sinh mà không cần phụ thuộc vào bất cứ ai.
Có hai điều kiện để giúp bạn tự chủ tài chính là:
- Kiểm soát tốt nguồn chi
- Tìm cách tăng thu nhập mỗi ngày.
Trước tiên, bạn cần nắm bắt được những khoản thu, chi hàng ngày của mình. Tính toán thật hợp lý, tăng thu giảm chi, cắt giảm những thứ không cấp thiết. Điều kiện tiên quyết là tiền chi ra phải luôn luôn thấp hơn thu nhập.
Tiếp đến, hãy tìm cách đầu tư. Bằng cách áp dụng các bài học đầu tư hợp lý, bạn sẽ thu về nguồn lợi nhuận không nhỏ. Chỉ có đầu tư mới giúp bạn đến gần hơn với “cảnh giới” tự chủ tài chính. Hãy dành tối thiều 20% thu nhập hàng tháng cho quỹ này nhé.
Ví dụ, một người 25 tuổi có mức thu nhập 10 triệu đồng mỗi tháng. Nhờ đầu tư thông minh, họ có thêm 5 triệu đồng nữa. Mức chi tiêu sinh hoạt cùng các phụ phí khác vỏn vẹn 3 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, số tiền còn lại là 12 triệu đồng. Như vậy, với 15 triệu mỗi tháng, người này không cần làm thêm bất cứ công việc nào khác mà vẫn có cuộc sống dư dả. Đây được xem là thành công bước đầu của tự chủ tài chính.
Một câu hỏi đặt ra là tự chủ tài chính có khó không?
Theo các chuyên gia kinh tế, tự chủ tài chính là mục tiêu tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng đạt được. Sẽ không có bất cứ một công thức chính xác nào cho tự chủ tài chính. Điều bạn cần làm là xác định đúng mục tiêu, nỗ lực không ngừng để đạt được nó. Kỹ năng quản lý chi tiêu và học cách đầu tư tiền thông minh là chìa khóa giúp bạn thành công.
Làm thế nào để tự chủ tài chính?
Sẽ thật khó để đạt được mục tiểu này trong thời gian ngắn. Để có thể tự chủ về tài chính, bạn cần tiến hành từng bước:
Đặt mục tiêu
Đặt mục tiêu là việc cần làm ngay. Hãy bắt đầu từ những mục tiêu ngắn hạn, có tính khả thi. Sau đó nâng dần tới các mục tiêu trung hạn và dài hạn.
Với mục tiêu làm thế nào để tự chủ tài chính, bạn cần xác định rõ ràng đích đến, có tính khả thi. Ví dụ, bạn 25 tuổi, mức thu nhập hàng tháng là 25 triệu đồng, mục tiêu mà bạn hướng đến là năm 30 tuổi sở hữu quỹ tiết kiệm trị giá 100 triệu đồng.
Mục tiêu đặt ra càng chi tiết, cụ thể và đo lường được thì tỷ lệ hoàn thành càng cao.
Và cũng đừng quên lập ngân sách cho kế hoạch chi tiêu nhé. Trong tự chủ tài chính, quản lý tiền thông minh là rất quan trọng. Vì thế, hãy chắc chắn rằng, ngân sách mà bạn đặt ra phải đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu cơ bản.
Chi tiêu tiết kiệm
Ông bà ta có câu “kiến tha lâu cũng đầy tổ”, điều này rất đúng với tích lũy tài chính. Hãy rèn cho mình thói quen tiết kiệm. Bạn có thể trích 5 - 10% thu nhập hàng tháng vào quỹ này.
Ngoài ra, bạn cũng nên thay đổi tư duy mua hàng. Tranh thủ mua hàng trong các đợt giảm giá hoặc mua với số lượng lớn để giảm bớt giá thành. Thay đổi nhãn hiệu đồ dùng. Chọn các thương hiệu tầm trung nhưng có công năng tương tự để giảm được một phần chi phí.
Thay vì đợi đến một độ tuổi nào đó mới tiết kiệm thì ngay từ bây giờ bạn nên làm điều đó. Hãy tạo cho mình một tài khoản và tự động chuyển vào đó một số tiền nhất định sau mỗi kỳ lấy lương. Chú ý, không được phép đụng vào quỹ tiết kiệm này. Sự kỷ luật trong việc chi tiêu có kiểm soát và tiết kiệm hợp lý sẽ giúp bạn nhanh chóng tiến gần hơn với mục tiêu tự chủ tài chính.
Đầu tư thông minh
“Phi thương bất phú”, muốn làm chủ được tài chính cần học cách đầu tư. Hãy tham khảo các hình thức đầu tư phù hợp với tình hình tài chính của bản thân. Bắt đầu bằng con số nhỏ sau đó dần dần phát triển. Mỗi kênh đầu tư sẽ có những rủi ro nhất định, tuy nhiên muốn làm giàu bạn cần phải có sự quyết đoán.
Một trong những kênh đầu tư đang rất nở rộ là chứng khoán. Đây có thể coi là mảnh đất màu mỡ giúp nguồn lợi nhuận của bạn tăng theo cấp số nhân. Để làm tốt điều này, hãy tham gia ngay các khóa học đầu tư tài chính online. Trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay, các khóa học trực tuyến là lựa chọn tối ưu. Vừa tận dụng thời gian rảnh lại tiết kiệm được không ít chi phí.
Không để nợ nần vướng bận
Với những ai đang vay nợ hoặc có khoản nợ thẻ tín dụng thì nên thanh toán chúng đều mỗi tháng. Việc thanh toán đúng hạn vừa giúp giảm bớt gánh nặng trả gốc lẫn lãi về sau. Đồng thời, tạo dựng được uy tín với đối phương.
Ngoài ra, thanh toán đúng hạn khoản vay cũng sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian đạt đến sự tự chủ tài chính nhanh chóng.
Không ngừng học tập
Nếu bạn đang băn khoăn làm thế nào để tự chủ tài chính thì câu trả lời là học tập không ngừng. Bên cạnh những vấn đề đã được nhắc tới ở trên thì học tập là một điều thiết yếu. Trau dồi kiến thức tài chính mỗi ngày sẽ giúp bạn có đầy đủ hành trang để vượt qua các thử thách trong công việc và cuộc sống.
Hy vọng, bài viết vừa rồi đã giúp bạn có thêm gợi ý về cách làm thế nào để tự chủ tài chính. Hãy nhớ rằng, dù làm công việc gì, thu nhập bao nhiêu thì chăm chỉ và rèn luyện thôi là chưa đủ, bạn còn cần thêm sự nhaỵ bén và nỗ lực.
Chỉ cần nắm vững và làm tốt những lưu ý trên thì việc bạn đạt được tự chủ tài chính sẽ không còn xa. Đừng quên truy cập vào RedBag nếu muốn tìm hiểu và học hỏi thêm về tự chủ tài chính cũng như kinh nghiệm quản lý tài chính cá nhân nhé.
Bài viết mới nhất
Xem tất cảBật mí công thức 4M đầu tư chứng khoán không bao giờ sợ lỗ
Nhảy vào thị trường đầu tư chứng khoán với sự mơ hồ về kiến thức sẽ khiến cho người trẻ gặp phải những thất bại không đáng có. Hãy cẩn thận!
Giải quyết bài toán mua nhà cho gia đình với bản kế hoạch tài chính chi tiết
Sở hữu căn nhà cho riêng mình đã và đang là đích đến của nhiều người. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này vốn không phải là một điều dễ dàng nếu ngay từ đầu chúng ta không biết cách lập kế hoạch tài chính mua nhà.
Vũ Nhật Khánh: “Áp lực mục tiêu tài chính tuổi 30 là do mình tạo ra”
Bước đầu quản lý tài chính cá nhân, ai cũng sẽ có những mục tiêu cho riêng mình. Song mục tiêu tài chính tuổi 30 có lẽ sẽ đặc biệt hơn vì đây là cột mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Điều này tạo ra không ít áp lực dành cho những người trẻ.
Bài viết đọc nhiều
Tậu ngôi nhà, căn hộ đầu tiên của bạn: hướng dẫn từng bước
Những người trẻ tài năng đang có mục tiêu sở hữu ngôi nhà, căn hộ cho riêng mình trước tuổi 30, thường sẽ đối mặt với những băn khoăn, như: cần bao nhiêu tiền thì có thể tậu được ngôi nhà, căn hộ đầu tiên; quản trị tài chính cá nhân với khoản nợ, khoản trả góp mua nhà; các bước chi tiết để mua nhà. Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết của RedBag.
Nguyên tắc 28/36 giúp bạn giảm gánh nặng từ những khoản nợ
Gánh nặng nợ vay là nỗi ám ảnh lớn nhất của những người trẻ muốn sở hữu ngôi nhà của riêng mình từ sớm. Vay mua nhà và ngay sau khi tận hưởng được niềm vui của việc có nhà mới, người trẻ ngay lập tức phải gánh chịu những áp lực từ lãi vay và gánh nặng phải chi trả các khoản vay nợ mua nhà, mua đồ nội thất. Đây quả là một trải nghiệm không hề dễ chịu.
Ổn định tài chính - Bước chuyển mình quan trọng của người trẻ
Giai đoạn chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác luôn là những điều không dễ dàng đối với tất cả chúng ta. Đặc biệt là bước chuyển đổi từ giai đoạn mới đi làm sang giai đoạn ổn định tài chính. Tại đây, người trẻ phải đối mặt với rất nhiều điều mới mẻ, những kiến thức cần bổ sung và những kế hoạch mới phải thiết lập để sẵn sàng với thử thách mới.
10 thói quen để đạt được tự do tài chính, nghỉ hưu sớm
Tự do tài chính là mục tiêu chính trong cuộc sống của nhiều người. Nhưng, đạt đến tự do tài chính là một con đường dài và đầy khó khăn đối với người trẻ. Hình thành những thói quen tài chính đúng đắn ngay từ sớm là một cách đơn giản và hữu ích để người trẻ sớm thành công trong mục tiêu đạt được trạng thái tự do tài chính.
Gen Z đa nhiệm: Làm nhiều nghề cùng lúc, nhưng đôi khi bỏ quên việc tối ưu tài chính cá nhân
Đa nhiệm là một tính từ được dùng phổ biến khi nói đến Gen Z, để mô tả khả năng đảm nhiệm nhiều công việc, trong nhiều lĩnh vực khác nhau cùng một lúc. Đây là một trong những đặc điểm giúp cho Gen Z nổi bật hơn những thế hệ trước. Đa nhiệm, năng động, tự tin, sáng tạo là một bộ những tính từ gắn liền với Gen Z. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá tính đa nhiệm của Gen Z trong công việc.
Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!
Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN