Xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân sử dụng tiền đúng cách
Quản lý tài chính cá nhân luôn là một trong những vấn đề quan trọng giúp bạn đạt được tự do tài chính và cảm thấy thoải mái hơn trong cuộc sống. Thế nhưng, không phải ai cũng có thể xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân một cách thông minh và bền vững ngay từ phút đầu.
Bài viết sau đây của RedBag sẽ phần nào giúp bạn nhận định được nhiều vấn đề hữu ích trong việc quản lý tài chính của bản thân đấy.
Nên bắt đầu xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân khi nào?
Nhiều người nghĩ rằng nên bắt đầu quản lý tài chính lúc đã có nhiều tiền. Điều này thực sự không đúng. Bạn không thể giảm cân thành công rồi mới bắt đầu ăn kiêng được. Đây cũng là suy nghĩ làm nên sự khác biệt lớn nhất giữa người giàu và người nghèo.
Có thể bây giờ bạn chưa có nhiều tiền hay thậm chí thu nhập của bạn chỉ ở mức thấp. Những hãy bắt đầu quản lý ngay từ những đồng tiền nhỏ nhất ấy. Bởi thói quen quản lý tiền bạc của bạn quan trọng hơn số tiền mà bạn đang có. Hoặc là bạn kiểm soát tiền, hoặc là bạn để tiền điều khiển bạn. Vì thế để có được số tiền lớn hơn bạn phải có thói quen, kỹ năng quản lý từ số tiền nhỏ nhất.
Hãy bắt đầu xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân càng sớm càng tốt. Việc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả sẽ đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời hơn cả sự tưởng tượng của bạn rất nhiều.
Nguyên tắc cần nắm khi xây dựng kế hoạch quản lý tài chính
Nguyên tắc mục tiêu
Mọi hoạt động quản lý đều hướng tới những mục tiêu nhất định. Kế hoạch quản lý tài chính cá nhân cũng vậy. Do đó, để xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân bạn cần xác định được những mục tiêu cụ thể. Xem xét những gì bạn cần và muốn đạt được trong tương lai.
Các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn có thể xây dựng dựa trên nhau. Chẳng hạn như việc tiết kiệm 5 - 10 triệu/tháng là mục tiêu ngắn hạn có thể dẫn đến mục tiêu dài hạn để mua nhà.
Nguyên tắc khả thi
Khi lập kế hoạch thì điều quan trọng nhất là xác định rằng kế hoạch đó có thể đạt được hay không? Có rất nhiều người đặt ra những mục tiêu mà thực tế là không thể và về lâu dài là không khả thi.
Do đó, trong quá trình lập kế hoạch bạn phải xem xét nó có phù hợp với thời gian và khả năng của bạn hay không. Đừng cố xây dựng một kế hoạch hoàn hảo nhưng không phải là của mình. Tránh đưa vào kế hoạch quá nhiều hoạt động quản lý tài chính để rồi không thực hiện được.
Nguyên tắc cân đối
Nguyên tắc tiếp theo mà bạn cần nắm được là đảm bảo sự cân đối giữa các yếu tố tài chính với nhau như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư,…
Ví dụ để đạt được mục tiêu mua nhà, thì bạn phải cân đối thu chi như thế nào và dành ra bao nhiêu phần trăm cho quỹ tiết kiệm để có thể đạt được mục tiêu đó. Tất nhiên sự cân đối này phải phù hợp với tình hình tài chính hiện tại, để bạn có một cuộc sống thoải mái mà vẫn đạt được mục tiêu của mình.
Nguyên tắc linh động
Bản thân các kế hoạch chỉ là những dự kiến trong tương lai và mang tính tương đối. Tương lai thì luôn biến động và bạn không thể biết chắc mọi thứ sẽ diễn ra theo đúng ý mình. Chắc chắn có những khoản phí phát sinh mà bạn không lường trước được.
Do vậy, các kế hoạch được xây dựng phải đảm bảo tính linh hoạt để có thể điều chỉnh được. Không nên quá cứng nhắc và gò bó khi xây dựng kế hoạch. Như vậy sẽ vô tình tạo nên sự áp lực cho chính bản thân bạn.
Yếu tố rủi ro
Trong quá trình lập kế hoạch tài chính, chúng ta sẽ không thể tránh khỏi những rủi ro gây ảnh hưởng đến chất lượng kế hoạch cũng như việc thực hiện kế hoạch trong tương lai.
Chẳng hạn như hiện nay chúng ta đang phải đối mặt với tình hình dịch Covid-19 diễn tiến nhanh chóng. Có rất nhiều người bị mất việc và lâm vào cảnh khó khăn về mọi mặt.
Do đó, chúng ta cần dự đoán trước những khó khăn trong sơ đồ quản lý tài chính cá nhân của mình. Bạn nên trang bị một quỹ dự phòng cho những tình huống bất ngờ của cuộc sống.
Tham khảo cách xây dựng kế hoạch tài chính của người thành công
Sự khác nhau giữa những người đạt được mục tiêu tài chính sớm và những người loay hoay mãi không đạt được nằm ở cách họ tận dụng tối đa tiềm năng của bản thân, trình tự áp dụng và thực hiện các nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân đúng đắn.
Bắt đầu bằng việc trang bị kiến thức
Trang bị kiến thức thường xuyên giúp bạn tư duy kế hoạch hiệu quả. Nhằm thực hiện tốt việc quản lý tài chính của mình. Có kiến thức chuyên môn sẽ giúp bạn xây dựng được một kế hoạch kiếm nhiều tiền hơn và đầu tư hiệu quả hơn.
Chẳng hạn như bạn muốn đầu tư về lĩnh vực chứng khoán. Bạn cần hiểu rằng, sự thành công mà chứng khoán đem lại phải được trả bằng kỹ năng và sự tư duy của bạn. Bởi vậy trang bị kiến thức, trau dồi kinh nghiệm là điều cần thiết lúc này. Nó sẽ giúp bạn có cái nhìn thấu đáo về thị trường chứng khoán. Từ đó lên kế hoạch đầu tư hiệu quả lâu dài.
Ứng dụng kiến thức tài chính vào kế hoạch
Muốn có được một kế hoạch tài chính tốt thì ngay sau khi thu nhận kiến thức bạn cần biết cách phân tích, đánh giá tác động thông tin đó đến kế hoạch của bản thân. Từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn nhằm bảo toàn và sinh lời tài sản.
Để ứng dụng thuần thục kiến thức tài chính vào kế hoạch thực tế là cả một quá trình dài. Sẽ có thành công và có cả bài học rút ra từ những sai lầm. Nhưng sẽ là tiền đề giúp bạn đạt đến mục tiêu tài chính.
Kiểm soát kế hoạch hiệu quả
Không kiểm soát kế hoạch hiệu quả là một trong những cạm bẫy lớn nhất khiến mọi người khó đạt được mục tiêu tài chính.
Bà Sarah Stanley Fallaw - Giám đốc nghiên cứu của Viện thị trường giàu có cho biết: “Hầu hết 600 triệu phú mà bà đã nghiên cứu đều xây dựng cuộc sống với chi tiêu thấp hơn số tiền họ kiếm được để có thể đạt đến số tiền tiết kiệm đến hàng 7 chữ số (Đô la Mỹ).”
Vì vậy, hãy cố gắng hình thành thói quen chi tiêu thật tốt. Lúc này việc kiểm soát tài chính sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Các phần mềm lập kế hoạch tài chính cá nhân thông minh có thể giúp ích cho bạn ở bước này.
Đa dạng nguồn thu nhập để sinh lời tài sản
Đừng lo lắng rằng việc đầu tư tài chính là quá xa vời với bạn. Bởi các tỷ phú tự thân trước khi trở thành tỷ phú, họ cũng chỉ thuộc nhóm người thu nhập thấp và trung bình trong xã hội. Chính vì sự nỗ lực trong đa dạng nguồn thu nhập thì họ mới tích góp đủ tài sản để trở thành tỷ phú.
Bạn có thể bắt đầu đa dạng thu nhập từ những công việc như:
- Nhận thêm việc ngoài (Freelancer).
- Viết blog.
- Bán hàng online.
- Tham gia kênh đầu tư tài chính cá nhân thông minh như: Vàng, chứng khoán, ngoại tệ,...
Mỗi khi bạn bắt đầu một công việc mới, bạn đã tạo thêm một cơ hội làm giàu. Đa dạng tài chính là yếu tố quan trọng trong kế hoạch tài chính của người thành công. Bởi nhờ nó mà bạn sẽ tiến xa hơn, nhanh hơn tới mục tiêu mà mình đặt ra.
Bạn thấy đấy, để xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả hoàn toàn không có một “công thức chuẩn” nào cả. Bởi mỗi cá nhân trong chúng ta sẽ có xuất phát điểm và mục tiêu khác nhau. Việc bạn cần làm là tư duy, tùy biến sao cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện sống và năng lực của mình.
Nếu gặp khó khăn gì về vấn đề tài chính. Bạn đừng quên truy cập vào RedBag để nhận được câu trả lời thỏa đáng nhé.
Có thể bạn quan tâm: