Cách quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả với quy tắc 50/20/30
- 1. Quy tắc 50/20/30 là gì? Cách vận hành của quy tắc 50/20/30?
- 1. 50% tổng thu nhập cho nhu cầu thiết yếu
- 2. 20% tổng thu nhập cho tiết kiệm và đầu tư
- 3. 30% tổng thu nhập cho sở thích cá nhân và phát triển bản thân
- 2. Những ai phù hợp với nguyên tắc quản lý tài chính 50/20/30?
- 1. Lưu ý khi áp dụng quy tắc 50/20/30 để quản lý chi tiêu hiệu quả
- 2. Nói không với việc “chi tiêu trước - tiết kiệm sau”
- 3. Xây dựng tính kỷ luật bản thân cao để cân bằng chi tiêu
- 4. Xác định chính xác về ngân sách thực tế
- 3. Ví dụ về áp dụng quy tắc 50/20/30 trong thực tế
- 1. Phân bổ 50% tổng thu nhập cho chi tiêu thiết yếu
- 2. Phân bổ 20% tổng thu nhập cho quỹ tiền đầu tư và tiết kiệm
- 3. Phân bổ 30% tổng thu nhập cho sở thích cá nhân
Có rất nhiều người trong chúng ta đang gặp phải các vấn đề về quản lý tài chính cá nhân không hiệu quả, dẫn đến stress áp lực với tiền. Nhiều người loay hoay tìm cách quản lý chi tiêu hiệu quả nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu. Quy tắc 50/20/30 sẽ là một gợi ý dành cho bạn. Theo chân RedBag trong bài viết hôm nay để khám phá về quy tắc này nhé.
Quy tắc 50/20/30 là gì? Cách vận hành của quy tắc 50/20/30?
Quy tắc 50/20/30 là phương pháp quản lý tài chính cá nhân thông minh, đơn giản. Mà bất cứ ai cũng có thể áp dụng để tối ưu sử dụng tiền hiệu quả. Nội dung chủ yếu của nguyên tắc này là khuyến khích người dùng phân chia tổng thu nhập mỗi tháng của bản thân vào 3 nhóm ngân sách chính. Mục đích là giúp bạn quản lý tài chính một cách dễ dàng hơn. Từ đó có thể sử dụng dòng tiền hợp lý, hiệu quả và không lãng phí.
Cách vận hành của nguyên tắc 50/20/30 là dựa trên việc phân chia thu nhập vào 3 nhóm chính, với tỷ lệ 50% - 20% - 30%. Các nhóm ngân sách này được chia dựa trên nhu cầu cơ bản và thực tế mà bất cứ ai cũng gặp trong vấn đề quản lý chi tiêu. Cụ thể các nhóm chi tiêu chính đó là:
50% tổng thu nhập cho nhu cầu thiết yếu
Bạn sẽ trích 50% thu nhập cho nhu cầu thiết yếu và các hoạt động cần thiết để sinh sống, học tập, làm việc. Các chi phí đó là: Ăn uống, nhà ở, đi lại, hóa đơn điện nước,... Hãy cố gắng lên kế hoạch và quản lý chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu này, sao cho tổng chi tiêu không lớn hơn 50% thu nhập.
20% tổng thu nhập cho tiết kiệm và đầu tư
Tiếp đến, bạn nên dành 20% thu nhập để tiết kiệm và đầu tư sinh lời. Đây là khoản tiền cần thiết đảm bảo cho tương lai của bạn trước những sự cố bất ngờ. Cũng như phục vụ cho các mục đích lâu dài của bạn.
Tuy nhiên, đừng nên chỉ để tiền trong tài khoản tiết kiệm. Mà hãy sử dụng quy tắc đầu tư để tiền sinh lời theo một hình thức nào đó. Tìm hiểu thêm các cách đầu tư chứng khoán phù hợp với bản thân. Việc này sẽ giúp bạn đa dạng nguồn thu và nâng cao thu nhập.
30% tổng thu nhập cho sở thích cá nhân và phát triển bản thân
Đây là nhóm ngân sách cuối cùng mà bạn nên nghĩ đến sau khi đã thiết lập được 2 nhóm trên. Tất nhiên việc chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu không thể bỏ qua, tiết kiệm tiền và đầu tư cũng rất quan trọng. Nhưng phục vụ nhu cầu và sở thích cá nhân cũng là điều nên thực hiện.
Hãy dành cho mình những phần thưởng vào mỗi tháng như đi mua sắm, du lịch, vui chơi, đọc sách, các đam mê riêng,... để xây dựng một tinh thần tốt và làm việc hiệu quả hơn trong tương lai.
Những ai phù hợp với nguyên tắc quản lý tài chính 50/20/30?
Cách kiểm soát tài chính cá nhân bằng quy tắc 50/20/30 được đánh giá là khá hiệu quả và dễ dàng áp dụng. Tuy nhiên không phải ai cũng phù hợp với quy tắc tắc này.
Với những người đã đi làm lâu năm và không có các khoản nợ tài chính. Thì việc quản lý tiền theo quy tắc 50/20/30 sẽ khá đơn giản. Nhưng với những bạn trẻ đang trong quá trình khởi nghiệp, còn đang vật lộn với các khoản vay sinh viên do mới ra trường. Việc áp dụng công thức 50/30/20 để quản lý tài chính sẽ rất khó phát huy hiệu quả.
Lúc này, bạn cần thanh toán tất cả các khoản nợ trước khi bắt đầu với 50/20/30. Hoặc thay vì dùng 20% để tiết kiệm và đầu tư thì trích ra để trả nợ. Giải quyết các khoản nợ, giảm lãi từ các khoản nợ sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được mục tiêu tài chính.
Lưu ý khi áp dụng quy tắc 50/20/30 để quản lý chi tiêu hiệu quả
Nói không với việc “chi tiêu trước - tiết kiệm sau”
Một điểm cần lưu ý trong bất kỳ công thức chi tiêu cá nhân nào đó là tuyệt đối không chi tiêu trước, tiết kiệm sau. Bởi điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tổng thu nhập mỗi tháng của bạn. Khiến bạn dễ dàng mất đi sự cân bằng tài chính vốn có. Hoặc có thể phát sinh thêm những khoản chi phí không thực sự xứng đáng trong chi tiêu.
Xây dựng tính kỷ luật bản thân cao để cân bằng chi tiêu
Có thể nói chi tiêu hợp lý là chìa khóa dẫn đến thành công trong tương lai dài hạn của mỗi người. Muốn quản lý chi tiêu hiệu quả, bắt buộc bạn phải tạo nên tính tự lập cho bản thân. Bởi không ai có thể làm chủ chi tiêu của bạn bằng chính bản thân. Nghiêm khắc với bản thân áp dụng các quy tắc quản lý tài chính. Hạn chế tối đa các khoản chi tiêu không hợp lý. Sau đó, xem lại bản kế hoạch chi tiêu thường xuyên để nhắc nhở bản thân có đang đi đúng hướng không?
Xem thêm: Làm chủ cuộc sống bằng cách lập kế hoạch tài chính cá nhân
Xác định chính xác về ngân sách thực tế
Quản lý tiền bạc luôn đòi hỏi tính thực tế cao. Có nhiều người hiểu được quy tắc 50/30/20 nhưng khi áp dụng lại không thành công. Lý do là vì họ đã xác định sai các khoản thu chi và phân chia một cách không thực tế.
Chẳng hạn, mức lương hàng tháng của bạn là 11 triệu. Tuy nhiên sau khi trừ đi thuế và bảo hiểm, thực lãnh của bạn chỉ có 10 triệu. Lúc này bạn nên ghi chép khoản thu thực tế mà bạn có. Từ đó, bạn mới có thể lên chi tiết các hạng mục chi tiêu và tối ưu hóa hạng mục lãng phí nhằm tiết kiệm tối đa.
Ví dụ về áp dụng quy tắc 50/20/30 trong thực tế
Để giúp bạn đọc dễ dàng hình dung việc áp dụng công thức quản lý tài chính cá nhân theo quy tắc 50/20/30 như thế nào vào thực tế? RedBag mời bạn tham khảo ví dụ sau đây nhé.
Hiện nay, 10 triệu là mức lương trung bình phổ biến ở các thành phố lớn. Để phù hợp với các quy tắc chi tiêu đề ra, RedBag sẽ lên chi tiết kế hoạch quản lý tài chính cá nhân với mức lương này.
Phân bổ 50% tổng thu nhập cho chi tiêu thiết yếu
Quỹ tiền | Mục đích sử dụng | Tổng số tiền |
50% tổng thu nhập cho tiêu dùng thiết yếu |
|
Tổng quỹ: 5.000.000 đồng. |
Một số mẹo để chi tiêu tiết kiệm và hợp lý ở quỹ tiền này, đó là:
- Thay vì ăn đồ ăn bên ngoài thường xuyên thì bạn nên tự đi chợ và nấu ăn tại nhà.
- Đi lại bằng các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt. Hoặc chuyển nhà đến gần chỗ làm hơn để tiết kiệm quỹ tiền dành cho việc di chuyển.
- Cố gắng giảm các loại hóa đơn điện nước.
Phân bổ 20% tổng thu nhập cho quỹ tiền đầu tư và tiết kiệm
Quỹ tiền | Mục đích sử dụng | Tổng số tiền |
20% tổng thu nhập cho quỹ tiết kiệm và đầu tư |
|
Tổng quỹ: 2.000.000 đồng. |
Ví dụ: Trong 1.000.000 đồng dành cho đầu tư, với số vốn này, bạn hoàn toàn có thể đầu tư và kiếm lợi nhuận từ cổ phiếu. Đây là kênh đầu tư không yêu cầu quá nhiều về số vốn khởi điểm. Chỉ với 1.000.000 đồng, bạn hoàn toàn có thể trở thành một nhà đầu tư hứa hẹn trong tương lai.
Trong 1.000.000 đồng tiền tiết kiệm bạn có thể gửi tiền tiết kiệm hàng tháng tại ngân hàng để hưởng một mức lãi suất nhất định.
Phân bổ 30% tổng thu nhập cho sở thích cá nhân
Quỹ tiền | Mục đích sử dụng | Tổng số tiền |
30% tổng thu nhập cho sở thích, mong muốn |
|
Tổng quỹ: 3.000.000 đồng. |
Đây là quỹ tiền được xem như phần thưởng mỗi tháng dành cho bạn. Bạn đừng quá tiết kiệm ở khoản này. Hãy dùng nó để cổ vũ bản thân chăm chỉ, cố gắng hơn nữa trong tương lai dài hạn.
Lưu ý: Bản kế hoạch tham khảo trên áp dụng cho các cá nhân chưa có gia đình và sinh hoạt tại thành phố. Mức chi tiêu sẽ có sự thay đổi, chênh lệch. Tùy thuộc vào từng địa điểm, hoàn cảnh khác nhau.
Có thể thấy, việc vận dụng quy tắc 50/20/30 đúng cách sẽ giúp bạn quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả hơn. Từ đó có thể tránh được các rắc rối về tài chính và có một cuộc sống thoải mái hơn. Đừng quên đăng ký tài khoản RedBag để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích nữa nhé.
Bài viết mới nhất
Xem tất cảBật mí công thức 4M đầu tư chứng khoán không bao giờ sợ lỗ
Nhảy vào thị trường đầu tư chứng khoán với sự mơ hồ về kiến thức sẽ khiến cho người trẻ gặp phải những thất bại không đáng có. Hãy cẩn thận!
Giải quyết bài toán mua nhà cho gia đình với bản kế hoạch tài chính chi tiết
Sở hữu căn nhà cho riêng mình đã và đang là đích đến của nhiều người. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này vốn không phải là một điều dễ dàng nếu ngay từ đầu chúng ta không biết cách lập kế hoạch tài chính mua nhà.
Vũ Nhật Khánh: “Áp lực mục tiêu tài chính tuổi 30 là do mình tạo ra”
Bước đầu quản lý tài chính cá nhân, ai cũng sẽ có những mục tiêu cho riêng mình. Song mục tiêu tài chính tuổi 30 có lẽ sẽ đặc biệt hơn vì đây là cột mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Điều này tạo ra không ít áp lực dành cho những người trẻ.
Bài viết đọc nhiều
Tậu ngôi nhà, căn hộ đầu tiên của bạn: hướng dẫn từng bước
Những người trẻ tài năng đang có mục tiêu sở hữu ngôi nhà, căn hộ cho riêng mình trước tuổi 30, thường sẽ đối mặt với những băn khoăn, như: cần bao nhiêu tiền thì có thể tậu được ngôi nhà, căn hộ đầu tiên; quản trị tài chính cá nhân với khoản nợ, khoản trả góp mua nhà; các bước chi tiết để mua nhà. Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết của RedBag.
Nguyên tắc 28/36 giúp bạn giảm gánh nặng từ những khoản nợ
Gánh nặng nợ vay là nỗi ám ảnh lớn nhất của những người trẻ muốn sở hữu ngôi nhà của riêng mình từ sớm. Vay mua nhà và ngay sau khi tận hưởng được niềm vui của việc có nhà mới, người trẻ ngay lập tức phải gánh chịu những áp lực từ lãi vay và gánh nặng phải chi trả các khoản vay nợ mua nhà, mua đồ nội thất. Đây quả là một trải nghiệm không hề dễ chịu.
Ổn định tài chính - Bước chuyển mình quan trọng của người trẻ
Giai đoạn chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác luôn là những điều không dễ dàng đối với tất cả chúng ta. Đặc biệt là bước chuyển đổi từ giai đoạn mới đi làm sang giai đoạn ổn định tài chính. Tại đây, người trẻ phải đối mặt với rất nhiều điều mới mẻ, những kiến thức cần bổ sung và những kế hoạch mới phải thiết lập để sẵn sàng với thử thách mới.
10 thói quen để đạt được tự do tài chính, nghỉ hưu sớm
Tự do tài chính là mục tiêu chính trong cuộc sống của nhiều người. Nhưng, đạt đến tự do tài chính là một con đường dài và đầy khó khăn đối với người trẻ. Hình thành những thói quen tài chính đúng đắn ngay từ sớm là một cách đơn giản và hữu ích để người trẻ sớm thành công trong mục tiêu đạt được trạng thái tự do tài chính.
Gen Z đa nhiệm: Làm nhiều nghề cùng lúc, nhưng đôi khi bỏ quên việc tối ưu tài chính cá nhân
Đa nhiệm là một tính từ được dùng phổ biến khi nói đến Gen Z, để mô tả khả năng đảm nhiệm nhiều công việc, trong nhiều lĩnh vực khác nhau cùng một lúc. Đây là một trong những đặc điểm giúp cho Gen Z nổi bật hơn những thế hệ trước. Đa nhiệm, năng động, tự tin, sáng tạo là một bộ những tính từ gắn liền với Gen Z. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá tính đa nhiệm của Gen Z trong công việc.
Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!
Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN