Đánh giá hiệu quả của các phương pháp quản lý chi tiêu hiện nay
- 1. Tìm hiểu về quản lý chi tiêu cá nhân
- 2. 4 quy tắc vàng giúp bạn quản lý chi tiêu hiệu quả
- 1. Số tiền chi tiêu luôn ít hơn số tiền kiếm được
- 2. Luôn có kế hoạch để tiết kiệm cho tương lai
- 3. Hãy đầu tư
- 4. Bắt đầu thiết lập ngân sách
- 3. Đánh giá hiệu quả của các phương pháp quản lý chi tiêu hàng đầu
- 1. Phương pháp quản lý tài chính tối ưu với 6 cái lọ
- 2. Phương pháp Kakeibo Nhật Bản
- 3. Quy tắc 50/30/20
Bạn đang gặp phải các vấn đề về tài chính và đau đầu không biết làm sao để kiểm soát tiền bạc hiệu quả? Thực tế, hầu hết các vấn đề liên quan đến chi tiêu quá mức đều bắt nguồn từ thói quen cá nhân. Vì vậy, để nguồn tài chính dồi dào hơn, bên cạnh việc tăng cường thu nhập, bạn cũng cần quản lý chi tiêu một cách hiệu quả.
Có rất nhiều phương pháp quản lý chi tiêu giúp bạn thoát khỏi những rắc rối này. Hãy cùng Redbag tìm hiểu và đánh giá hiệu quả của những phương pháp ấy ngay sau đây.
Tìm hiểu về quản lý chi tiêu cá nhân
Quản lý chi tiêu cá nhân là quá trình lập kế hoạch tài chính chi tiết cho bản thân. Bao gồm việc theo dõi, đánh giá, điều chỉnh tình trạng tài chính của mỗi người. Quá trình này được thường được chia theo cấp độ thời gian. Bắt đầu từ hàng ngày, hàng tuần cho đến hàng tháng, hàng năm.
Quản lý chi tiêu sẽ giúp bạn nắm rõ được tình hình chi tiêu như thế nào? Từ đó loại bỏ những khoản không cần thiết và có thể tiết kiệm nhiều hơn. Nếu bạn vẫn thường xuyên rơi vào trạng thái hết tiền mà không biết lý do tại sao? Hãy bắt đầu tìm hiểu các kỹ năng và phương pháp quản lý chi tiêu để có thể kiểm soát tài chính của bản thân hiệu quả nhất.
4 quy tắc vàng giúp bạn quản lý chi tiêu hiệu quả
Bạn có biết rằng, cách bạn sử dụng và quản lý tiền bạc có thể tạo ra những tác động sâu sắc đến cuộc sống của bạn. Nếu bạn là một người chưa có kỹ năng quản lý chi tiêu hiệu quả, nghiêm túc. Hãy bắt đầu với 5 quy tắc vàng sau đây.
Số tiền chi tiêu luôn ít hơn số tiền kiếm được
Quy tắc đầu tiên mà bạn cần ghi nhớ đó là chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được. Nếu số tiền chi tiêu lớn hơn thu nhập thì chẳng mấy chốc mà bạn sẽ ngập trong những khoản nợ. Còn nếu chi tiêu đúng bằng con số kiếm được. Bạn sẽ bị động trong những trường hợp khẩn cấp xảy ra trong đời.
Luôn có kế hoạch để tiết kiệm cho tương lai
Quy tắc tiếp theo các bạn cần lưu ý đó là luôn có kế hoạch tiết kiệm cho tương lai. Vì một “quỹ khẩn cấp” là vô cùng cần thiết trong các trường hợp khẩn cấp.
Hãy đầu tư
Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao những người giàu thì ngày càng giàu có hơn? Bởi vì đồng tiền của họ có thể tăng lên ngay cả khi họ đang ngủ.
Đầu tư đúng cách sẽ giúp số tiền ban đầu của bạn lớn lên nhanh chóng. Thay vì gửi toàn bộ số tiền bạn có trong một ngân hàng lãi suất thấp. Bạn hãy thử chia tiền thành nhiều phần để đầu tư vào các hạng mục khác nhau. Đồng thời dành thời gian để học về tài chính cá nhân, trau dồi thêm các kiến thức đầu tư hiệu quả. Lúc này, tài khoản của bạn sẽ gia tăng nhanh chóng hơn đấy.
Bắt đầu thiết lập ngân sách
Lập ngân sách chính cũng là một kỹ năng quản lý tài chính hiệu quả. Việc này sẽ giúp bạn nắm rõ các khoản chi tiêu của mình. Các bạn có thể ghi chép thành một cuốn nhật ký chi tiêu. Hoặc sử dụng các app quản lý tài chính trên điện thoại.
Đánh giá hiệu quả của các phương pháp quản lý chi tiêu hàng đầu
Phương pháp quản lý tài chính tối ưu với 6 cái lọ
Quản lý tài chính cá nhân 6 cái lọ là phương pháp nổi tiếng trong quyển sách “Bí mật tư duy triệu phú”. Ở phương pháp này, bạn sẽ chia thu nhập của mình thành 6 chiếc lọ. Mỗi chiếc lọ sẽ có một cái tên và phục vụ cho các mục đích khác nhau. Cụ thể:
- NEC (lọ nhu yếu phẩm) chiếm 55%.
- PLAY (lọ hưởng thụ) chiếm 10%.
- EDU (lọ giáo dục) chiếm 10%.
- GIV (lọ cho đi) chiếm 5%.
- LTSS (lọ tiết kiệm dài hạn) chiếm 10%.
- FFA (lọ tự do tài chính) chiếm 10%.
Đánh giá:
- Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là bạn có được một khoản để tăng trưởng thu nhập mà không ảnh hưởng gì đến những khoản khác. Bởi hệ thống 6 lọ được chia rất rõ ràng theo từng mục đích
- Cái khó khi áp dụng phương pháp này là bạn phải theo dõi khá tỉ mỉ để biết mình có đang chi trong giới hạn hay không. Vì có nhiều chiếc lọ đôi khi sẽ không phù hợp với những người có thu nhập thấp. Thay vào đó bạn có thể giảm bớt chiếc lọ và phân chia số tiền vào những lọ cần thiết hơn.
Phương pháp Kakeibo Nhật Bản
Nếu bạn tìm kiếm một phương pháp cứng rắn để quản lý tiền bạc. Đây chính phương pháp bìa thư là dành cho bạn.
Kakeibo là một nghệ thuật tiết kiệm nổi tiếng của người Nhật Bản. Phương pháp này được nhắc lần đầu tiên vào năm 1904.
Để áp dụng phương pháp này, hãy chia thu nhập hàng tháng của bạn vào 4 phong bì tương ứng với 4 nhu cầu:
- Chi phí thiết yếu: Ăn uống, xăng xe đi lại, tiền nhà,...
- Chi phí không thiết yếu: Mua sắm thời trang, giải trí,...
- Chi phí đầu tư: Tham gia khóa học, đầu tư vào sức khỏe, lo cho con cái sau này,...
- Chi phí phát sinh: Tiệc tùng, đám cưới, đám tang, sửa xe,...
Khi một phong bì nào đó đã hết, bạn không được phép chi cho khoản đó trong tháng nữa cho đến khi bạn nhận được thu nhập tiếp theo.
Đánh giá:
- Tính kỷ luật vô cùng cao khi bạn bắt buộc chỉ được dùng cho mỗi bìa thư cho một mục đích. Việc này giúp bạn rèn luyện bản thân chi tiêu thông minh hơn. Nhất là với những người hay “vung tay quá trán” hoặc đang trong tình trạng nợ nần.
- Ngoài ra, phương pháp này giúp cho bạn tiết kiệm tiền khá nhanh chóng.
- Phương pháp này sử dụng tiền mặt nên có thể là trở ngại với nhiều người.
Quy tắc 50/30/20
Đây là một phương pháp nổi tiếng nhất về quản lý chi tiêu cho người mới bắt đầu. Về cơ bản, khi có thu nhập bạn sẽ chia thành 3 khoản với tỷ lệ như sau:
- 50% cho chi tiêu thiết yếu.
- 30% cho các chi tiêu mong muốn.
- 20% cho tiết kiệm và dự phòng.
Đánh giá:
Quy tắc 50/30/20 là một phương pháp rất phổ biến. Các khoản được chia khá dễ nhớ và có thể áp dụng ngay. Tuy nhiên, phương pháp này chưa ưu tiên trong việc phát triển nguồn tiền của bạn. Chỉ duy trì hiện trạng và bảo vệ bạn mà thôi.
Các bạn thấy đấy, việc quản lý chi tiêu dù theo bất kỳ phương pháp nào thì vẫn tốt hơn là không quản lý. Vì vậy hãy chọn một phương pháp quản lý chi tiêu mà bạn cảm thấy phù hợp nhất và bắt đầu ngay từ hôm nay. Đừng quên đồng hành cùng RedBag trong các bài viết tới để thu nạp thêm nhiều kiến thức hữu ích nữa nhé.
Bài viết mới nhất
Xem tất cảBật mí công thức 4M đầu tư chứng khoán không bao giờ sợ lỗ
Nhảy vào thị trường đầu tư chứng khoán với sự mơ hồ về kiến thức sẽ khiến cho người trẻ gặp phải những thất bại không đáng có. Hãy cẩn thận!
Giải quyết bài toán mua nhà cho gia đình với bản kế hoạch tài chính chi tiết
Sở hữu căn nhà cho riêng mình đã và đang là đích đến của nhiều người. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này vốn không phải là một điều dễ dàng nếu ngay từ đầu chúng ta không biết cách lập kế hoạch tài chính mua nhà.
Vũ Nhật Khánh: “Áp lực mục tiêu tài chính tuổi 30 là do mình tạo ra”
Bước đầu quản lý tài chính cá nhân, ai cũng sẽ có những mục tiêu cho riêng mình. Song mục tiêu tài chính tuổi 30 có lẽ sẽ đặc biệt hơn vì đây là cột mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Điều này tạo ra không ít áp lực dành cho những người trẻ.
Bài viết đọc nhiều
Tậu ngôi nhà, căn hộ đầu tiên của bạn: hướng dẫn từng bước
Những người trẻ tài năng đang có mục tiêu sở hữu ngôi nhà, căn hộ cho riêng mình trước tuổi 30, thường sẽ đối mặt với những băn khoăn, như: cần bao nhiêu tiền thì có thể tậu được ngôi nhà, căn hộ đầu tiên; quản trị tài chính cá nhân với khoản nợ, khoản trả góp mua nhà; các bước chi tiết để mua nhà. Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết của RedBag.
Nguyên tắc 28/36 giúp bạn giảm gánh nặng từ những khoản nợ
Gánh nặng nợ vay là nỗi ám ảnh lớn nhất của những người trẻ muốn sở hữu ngôi nhà của riêng mình từ sớm. Vay mua nhà và ngay sau khi tận hưởng được niềm vui của việc có nhà mới, người trẻ ngay lập tức phải gánh chịu những áp lực từ lãi vay và gánh nặng phải chi trả các khoản vay nợ mua nhà, mua đồ nội thất. Đây quả là một trải nghiệm không hề dễ chịu.
Ổn định tài chính - Bước chuyển mình quan trọng của người trẻ
Giai đoạn chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác luôn là những điều không dễ dàng đối với tất cả chúng ta. Đặc biệt là bước chuyển đổi từ giai đoạn mới đi làm sang giai đoạn ổn định tài chính. Tại đây, người trẻ phải đối mặt với rất nhiều điều mới mẻ, những kiến thức cần bổ sung và những kế hoạch mới phải thiết lập để sẵn sàng với thử thách mới.
10 thói quen để đạt được tự do tài chính, nghỉ hưu sớm
Tự do tài chính là mục tiêu chính trong cuộc sống của nhiều người. Nhưng, đạt đến tự do tài chính là một con đường dài và đầy khó khăn đối với người trẻ. Hình thành những thói quen tài chính đúng đắn ngay từ sớm là một cách đơn giản và hữu ích để người trẻ sớm thành công trong mục tiêu đạt được trạng thái tự do tài chính.
Gen Z đa nhiệm: Làm nhiều nghề cùng lúc, nhưng đôi khi bỏ quên việc tối ưu tài chính cá nhân
Đa nhiệm là một tính từ được dùng phổ biến khi nói đến Gen Z, để mô tả khả năng đảm nhiệm nhiều công việc, trong nhiều lĩnh vực khác nhau cùng một lúc. Đây là một trong những đặc điểm giúp cho Gen Z nổi bật hơn những thế hệ trước. Đa nhiệm, năng động, tự tin, sáng tạo là một bộ những tính từ gắn liền với Gen Z. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá tính đa nhiệm của Gen Z trong công việc.
Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!
Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN