Sống thoải mái với lương 5 triệu nhờ cách chi tiêu hợp lý trong 1 tháng
- 1. Vì sao cần học cách tiết kiệm chi tiêu cá nhân?
- 2. 5 cách chi tiêu tiết kiệm cho người thu nhập thấp
- 1. Tiết kiệm trước rồi tiêu tiền sau
- 2. Xác định mức độ ưu tiên của các khoản chi tiêu
- 3. Theo dõi các khoản chi tiêu một cách cẩn thận
- 4. Loại bỏ những thói quen có thể gây lãng phí
- 5. Không quên đầu tư sinh lời
- 3. Bí quyết để duy trì cách chi tiêu hợp lý trong 1 tháng
Quản lý tài chính khi bắt đầu xây dựng cuộc sống riêng là bài học quan trọng. Ý thức rõ điều này nhưng nhiều người vẫn trì hoãn thực hiện vì cho rằng đây là một nhiệm vụ khó. Vậy sao không thử bắt đầu từ việc học cách chi tiêu hợp lý trong 1 tháng? Hãy cùng RedBag theo dõi câu chuyện dưới đây để có thêm động lực nhé.
Vì sao cần học cách tiết kiệm chi tiêu cá nhân?
Trước khi tìm hiểu về cách chi tiêu hợp lý trong 1 tháng thì bạn cần biết và học tiết kiệm. Linh vừa mới nhận việc sau khi tốt nghiệp với mức lương khởi điểm là 5 triệu đồng. Lần đầu cầm trên tay số tiền tự mình kiếm được, Linh không khỏi vui mừng vì nghĩ đến cảnh được tự do tiêu xài theo ý muốn. Cô không ngại mua thêm những món đồ, rồi mời bạn bè đi ăn uống, xem phim,… Nhoáng một cái Linh đã tiêu sạch tháng lương đầu tiên của mình.
Cứ như vậy, Linh thường xuyên rơi vào tình cảnh lương chưa đến mà tiền đã hết. Không ít lần cô đã phải muối mặt đi vay bạn bè chỉ vì vài lần “vung tay quá trán”. Có công việc ổn định nhưng lại luôn chật vật với việc chi tiêu, Linh tự nhủ đã đến lúc bản thân cần học cách sử dụng tiền khôn ngoan hơn.
Sau một thời gian, cô nhận ra việc quản lý tài chính đem lại nhiều lợi ích hơn mình tưởng. Chỉ cần học cách chi tiêu hợp lý trong 1 tháng, Linh không chỉ đảm bảo chất lượng cho cuộc sống hiện tại. Mà còn có thể dành dụm một khoản kha khá cho các kế hoạch tương lai. Nhờ vậy, cô luôn ở trong tâm thế làm chủ tài chính, không phiền lụy người khác. Vậy đâu là bí quyết của Linh?
5 cách chi tiêu tiết kiệm cho người thu nhập thấp
Không khó để tìm đọc các lời khuyên về quản lý chi tiêu trên Internet hay qua sách báo. Nhưng Linh cho rằng không có phương pháp nào là hoàn hảo cho mọi đối tượng. Vậy nên mỗi cá nhân phải lựa chọn cho mình cách chi tiêu hợp lý trong 1 tháng phù hợp.
Ví dụ như cách chi tiêu tiết kiệm cho gia đình 4 người hẳn sẽ không thể phù hợp với một người trẻ có thu nhập thấp như cô. Vì vậy, cần hiểu rõ nhu cầu và điều kiện của mình để điều chỉnh cho thật phù hợp. Sau nhiều lần thử và tự rút kinh nghiệm, Linh đã tìm ra cho mình những cách chi tiêu hợp lý trong một tháng như sau.
Tiết kiệm trước rồi tiêu tiền sau
Trước đây, Linh thường có thói quen chi tiêu thỏa thích rồi còn bao nhiêu mới đem gửi tiết kiệm. Do hạn mức chi tiêu không cố định nên có tháng tiền lương chỉ vừa đủ dùng. Có tháng Linh lại phải nhờ gia đình hỗ trợ thêm. Đây cũng là sai lầm chung của nhiều người khi chưa biết cách chi tiêu hợp lý trong một tháng. Đó là tiêu trước, tiết kiệm sau. Trong khi chúng ta phải xoay ngược lại mới đúng.
Được bạn bè gợi ý, Linh mày mò áp dụng quy tắc “Trả cho bản thân trước” (Pay Yourself First). Khi nhận lương, việc đầu tiên cô làm là dành tiền cho tiết kiệm rồi mới phân bổ dần vào các khoản chi tiêu khác.
Linh biết sẽ rất khó để cưỡng lại cám dỗ của việc thỏa mãn những nhu cầu trước mắt. Nhưng khi nhìn vào đúng bản chất của quy tắc, cô hiểu rằng tiết kiệm chính là tiêu tiền cho bản thân trong tương lai.
Với cách tiết kiệm chi tiêu cá nhân này, Linh luôn biết rõ đâu là giới hạn tiêu dùng hàng tháng. Ngân sách dành cho mua sắm bị thu hẹp lại nên cô cũng cẩn trọng hơn với mỗi quyết định “xuống tiền” của mình.
Xác định mức độ ưu tiên của các khoản chi tiêu
Dù đã vạch ra sẵn cách chi tiêu hợp lý trong một tháng. Thế nhưng, Linh thường lo các sự kiện đột xuất có thể khiến chi tiêu vượt quá hạn mức. Linh cũng cảm nhận rằng thu nhập tăng lên nhưng chi tiêu không bao giờ đủ. Bởi nhu cầu của cô luôn có xu hướng tăng theo số tiền kiếm được.
Để giải quyết vấn đề này, Linh tập lên danh sách các khoản tiêu dùng theo mức độ ưu tiên. Nhóm đầu là những chi phí bắt buộc như mua thực phẩm, tiền điện nước, thuốc men,… Đây là hạng mục được Linh thanh toán trước tiên để đảm bảo nhu cầu tối thiểu của bản thân.
Càng về cuối danh sách, Linh càng cân nhắc kỹ lưỡng hơn. Đây thường là những khoản mà cô chỉ nghĩ đến khi thực sự có điều kiện. Theo Linh, đây là cách chi tiêu hợp lý với mức lương 5 triệu mà cô đang có. Như vậy, Linh vừa có thể tiết kiệm lại vừa có trách nhiệm hơn với việc sử dụng đồng tiền.
Theo dõi các khoản chi tiêu một cách cẩn thận
Theo Linh, không chỉ lập kế hoạch phân bổ thu chi đúng cách, chúng ta còn cần theo dõi và kiểm soát sát sao các khoản này. Những khoản chi tiêu lặt vặt tưởng nhỏ nhưng khi cộng dồn lại mới thấy không hề nhỏ chút nào.
Do đó, Linh luôn đảm bảo mình biết rõ tiền được tiêu vào đâu và như thế nào. Chỉ có như vậy, cách chi tiêu hợp lý trong một tháng của cô mới phát huy tác dụng.
Đặc biệt, Linh sớm chuyển sang dùng các ứng dụng quản lý tài chính cá nhân. Cô đặc biệt yêu thích tính năng tự động thống kê các giao dịch trực tuyến qua ví điện tử hay ngân hàng số. Tính năng này giúp cô biết được chi tiết mình đã chi tiêu những khoản nào, tránh bị bỏ sót như khi liệt kê bằng cách ghi chép thông thường.
Nhờ phương pháp chi tiêu hợp lý kể trên kết hợp với cách theo dõi thông minh này, vấn đề tiền bạc lâu nay đã không còn là một áp lực đối với Linh.
Loại bỏ những thói quen có thể gây lãng phí
Yếu tố giúp Linh kiểm soát tốt thu chi đó là thay đổi thói quen sinh hoạt gây lãng phí. Linh dần học cách từ chối những cuộc vui không cần thiết và hạn chế tối đa các bữa ăn ngoài. Qua đó, vừa tránh lãng phí lại có thể đảm bảo sức khỏe của mình.
Linh cũng nghiêm khắc hơn trong việc sử dụng các ứng dụng mua sắm trực tuyến. Linh đã tự đặt ra quy tắc “3 ngày” cho việc mua sắm.
Cụ thể, cô luôn dành ra ít nhất 3 ngày để cân nhắc việc mua đồ. Nếu sau 3 ngày mà suy nghĩ về món đồ đó không còn nữa thì đó chỉ là mua sắm bốc đồng. Đây là cách cô kiểm soát nhu cầu và chi tiêu của mình.
Không quên đầu tư sinh lời
Ngoài việc áp dụng các phương pháp chi tiêu tiết kiệm như đã nói, Linh cũng cho rằng chỉ tiết kiệm thôi là chưa đủ để đảm bảo cuộc sống về lâu dài.
Do đó, thay vì giữ tiền tại nhà để rồi đối mặt với rủi ro đồng tiền mất giá. Cô quyết định tìm hiểu các ngân hàng có lãi suất ưu đãi để gửi tiết kiệm.
Ngoài ra, Linh cũng nghiên cứu những cách đầu tư khả thi để gia tăng nguồn thu nhập thụ động. Cô tin rằng bên cạnh việc tìm cách chi tiêu tiết kiệm cho người thu nhập thấp như mình, việc đa dạng nguồn thu cũng rất quan trọng để có một cuộc sống thoải mái.
Bí quyết để duy trì cách chi tiêu hợp lý trong 1 tháng
Thứ nhất, hãy bắt đầu càng sớm càng tốt. Linh ước mình nhận ra được tầm quan trọng của việc lên kế hoạch chi tiêu hợp lý ngay từ khi còn là sinh viên. Điều này không chỉ giúp bản thân rèn giũa tính kỷ luật từ sớm. Mà còn giúp các khoản tiết kiệm sinh lời hiệu quả.
Thứ hai, xác định mục tiêu cụ thể. Nếu được bạn hãy lần lượt đặt ra các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Từ đó, xây dựng chiến lược chi tiêu phù hợp với từng giai đoạn. Bạn cũng sẽ có động lực quản lý tiền bạc hơn khi nhìn thấy đích đến rõ ràng.
Trên đây là câu chuyện của Linh, một người trẻ đã tìm thấy thành công trong việc quản lý tài chính cá nhân. Còn bạn thì sao? Liệu bạn đã sẵn sàng cho thử thách học cách chi tiêu hợp lý trong 1 tháng chưa? Đừng quên ghé thăm RedBag mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều bài viết mới về tài chính nhé.
Bài viết mới nhất
Xem tất cảBật mí công thức 4M đầu tư chứng khoán không bao giờ sợ lỗ
Nhảy vào thị trường đầu tư chứng khoán với sự mơ hồ về kiến thức sẽ khiến cho người trẻ gặp phải những thất bại không đáng có. Hãy cẩn thận!
Giải quyết bài toán mua nhà cho gia đình với bản kế hoạch tài chính chi tiết
Sở hữu căn nhà cho riêng mình đã và đang là đích đến của nhiều người. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này vốn không phải là một điều dễ dàng nếu ngay từ đầu chúng ta không biết cách lập kế hoạch tài chính mua nhà.
Vũ Nhật Khánh: “Áp lực mục tiêu tài chính tuổi 30 là do mình tạo ra”
Bước đầu quản lý tài chính cá nhân, ai cũng sẽ có những mục tiêu cho riêng mình. Song mục tiêu tài chính tuổi 30 có lẽ sẽ đặc biệt hơn vì đây là cột mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Điều này tạo ra không ít áp lực dành cho những người trẻ.
Bài viết đọc nhiều
Tậu ngôi nhà, căn hộ đầu tiên của bạn: hướng dẫn từng bước
Những người trẻ tài năng đang có mục tiêu sở hữu ngôi nhà, căn hộ cho riêng mình trước tuổi 30, thường sẽ đối mặt với những băn khoăn, như: cần bao nhiêu tiền thì có thể tậu được ngôi nhà, căn hộ đầu tiên; quản trị tài chính cá nhân với khoản nợ, khoản trả góp mua nhà; các bước chi tiết để mua nhà. Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết của RedBag.
Nguyên tắc 28/36 giúp bạn giảm gánh nặng từ những khoản nợ
Gánh nặng nợ vay là nỗi ám ảnh lớn nhất của những người trẻ muốn sở hữu ngôi nhà của riêng mình từ sớm. Vay mua nhà và ngay sau khi tận hưởng được niềm vui của việc có nhà mới, người trẻ ngay lập tức phải gánh chịu những áp lực từ lãi vay và gánh nặng phải chi trả các khoản vay nợ mua nhà, mua đồ nội thất. Đây quả là một trải nghiệm không hề dễ chịu.
Ổn định tài chính - Bước chuyển mình quan trọng của người trẻ
Giai đoạn chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác luôn là những điều không dễ dàng đối với tất cả chúng ta. Đặc biệt là bước chuyển đổi từ giai đoạn mới đi làm sang giai đoạn ổn định tài chính. Tại đây, người trẻ phải đối mặt với rất nhiều điều mới mẻ, những kiến thức cần bổ sung và những kế hoạch mới phải thiết lập để sẵn sàng với thử thách mới.
10 thói quen để đạt được tự do tài chính, nghỉ hưu sớm
Tự do tài chính là mục tiêu chính trong cuộc sống của nhiều người. Nhưng, đạt đến tự do tài chính là một con đường dài và đầy khó khăn đối với người trẻ. Hình thành những thói quen tài chính đúng đắn ngay từ sớm là một cách đơn giản và hữu ích để người trẻ sớm thành công trong mục tiêu đạt được trạng thái tự do tài chính.
Gen Z đa nhiệm: Làm nhiều nghề cùng lúc, nhưng đôi khi bỏ quên việc tối ưu tài chính cá nhân
Đa nhiệm là một tính từ được dùng phổ biến khi nói đến Gen Z, để mô tả khả năng đảm nhiệm nhiều công việc, trong nhiều lĩnh vực khác nhau cùng một lúc. Đây là một trong những đặc điểm giúp cho Gen Z nổi bật hơn những thế hệ trước. Đa nhiệm, năng động, tự tin, sáng tạo là một bộ những tính từ gắn liền với Gen Z. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá tính đa nhiệm của Gen Z trong công việc.
Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!
Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN