Sở hữu cuốn bách khoa toàn thư về thu nhập miễn phí
- 1. Bạn đã hiểu hết về lương?
- 1. Lương là gì?
- 2. Phân biệt lương Gross và lương Net
- 3. Quy định mới về lương 2021
- 4. Báo cáo về lương sau tác động của đại dịch Covid-19
- 2. Thu nhập là gì? Tất tần tật các loại thu nhập phổ biến hiện nay
- 1. Lương có phải là toàn bộ thu nhập của một người?
- 2. Các loại thu nhập phổ biến hiện nay
- 3. Hãy tính thu nhập để biết bạn đang có bao nhiêu tiền
- 1. Cách tính thu nhập
- 2. Phân biệt phụ cấp và trợ cấp
- 3. Thuế TNCN
- 4. Bảo hiểm xã hội
- 5. Đóng Đoàn phí
- 4. Bí quyết tăng thu nhập mà không phải ai cũng biết
- 5. Các cách quản lý và phân bổ nguồn thu nhập hiệu quả
Tôi có đang nhận đúng số tiền lương tương ứng với sức lao động của mình? Lương được tính như thế nào là đúng? Lương có phải là toàn bộ thu nhập của một người? RedBag ơi, hãy tư vấn giúp tôi xem có cách nào tăng nguồn thu nhập an toàn và hiệu quả không? Mọi thắc mắc của bạn về thu nhập sẽ được RedBag giải đáp qua bài viết dưới đây.
Bạn đã hiểu hết về lương?
Lương là gì?
Một trong số những loại thu nhập phổ biến nhất hiện nay có lẽ là tiền lương. Thế nhưng, bạn có chắc là mình đã hiểu hết về lương hay chưa?
Theo điều 90 Bộ luật Lao Động 2019 “Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.
Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc.”
Phân biệt lương Gross và lương Net
Thông thường, khi đi làm tại các công ty, nhà tuyển dụng sẽ đề xuất hoặc thỏa thuận với bạn một trong hai mức lương sau:
Lương Gross | Lương Net | |
Giải thích |
Là tổng số tiền lương người lao động nhận được từ người sử dụng lao động. Khi thỏa thuận lương Gross với nhà tuyển dụng, bạn phải ý thức được 2 điều:
|
Là số tiền lương thực lãnh của người lao động. |
Bao gồm |
|
Không bao gồm BHXH, BHYT, BHTN, Thuế TNCN (nếu có). |
Mối quan hệ | Lương Net = Lương Gross – (BHXH + BHYT + BHTN + Thuế TNCN) |
Thoạt nhìn, bạn sẽ cho rằng lương Net có lợi hơn vì đó chính là số tiền bạn nhận được. Còn lương Gross thì gây cho bạn cảm giác bị mất đi một khoản tiền nào đó.
Trên thực tế, khi bạn quy đổi lương Net sang Gross hay từ lương Gross sang Net thì số tiền bạn nhận được vẫn không đổi. Dù bạn đàm phán với nhà tuyển dụng bằng cách nào thì họ vẫn sẽ tính toán để lương Net và lương Gross ở mức tương đương nhau.
Để giảm thiểu chi phí, thường các công ty sẽ đóng bảo hiểm cho bạn trên phần lương cứng. Lương cứng hay còn gọi là lương cơ bản, tối thiểu 3.070.000 - 4.420.000 đồng/tháng tùy vùng mà doanh nghiệp hoạt động.
Để biết lương Gross hay lương Net có lợi hơn thì bạn phải xem xét rõ cơ cấu lương. Nó sẽ phụ thuộc nhiều vào chế độ đóng bảo hiểm của công ty đó dành cho bạn. Nghĩa là công ty đóng bảo hiểm là đóng đầy đủ lương hay chỉ đóng trên lương cứng. Ngoài ra, bạn còn phải xét đến các khoản phụ cấp (nếu có).
Tại sao lại như vậy? Để RedBag giải thích cho bạn hiểu rõ hơn qua ví dụ sau đây:
Bạn nhận được lương Gross là 10 triệu đồng.
- Công ty A đóng bảo hiểm 100% lương của bạn. Vậy lương Net bạn nhận được thường là 8.950.000 đồng.
- Công ty B đóng bảo hiểm trên lương cứng của bạn là 8.000.000 đồng. Vậy lương Net bạn nhận được sẽ là 9.160.000 đồng.
Tương tự, nếu lương Net là 10 triệu đồng.
- Tại công ty A: Lương Gross của bạn ít nhất là 11.173.000 đồng.
- Tại công ty B: Lương Gross của bạn ít nhất là 10.084.000 đồng.
(chưa tính đến các khoản phụ cấp và trợ cấp)
Vậy nên, khi đàm phán lương với nhà tuyển dụng. Bạn nên hỏi rõ công ty sẽ đóng bảo hiểm xã hội cho mình như thế nào? Từ đó, mới xác định được tiền lương mà bạn nhận được có đảm bảo quyền lợi cho bạn hay không?
Quy định mới về lương 2021
Theo Bộ luật Lao động 2019 áp dụng từ 01/01/2021 quy định về lương như sau:
- Người lao động được ủy quyền cho người khác nhận lương.
- Cấm ép người lao động dùng lương để mua hàng hóa, dịch vụ của công ty.
- Công ty khi trả lương phải có phiếu lương gửi cho người lao động.
- Nếu trả lương qua tài khoản ngân hàng, công ty phải trả phí mở tài khoản cho người lao động.
- Chế độ thưởng cho người lao động có thể linh hoạt bằng hiện vật hoặc các hình thức khác như: Gửi tặng chuyến du lịch, phiếu mua hàng,...
Báo cáo về lương sau tác động của đại dịch Covid-19
Chưa kịp vui với những điểm mới có lợi cho người lao động khi nhận lương từ 01/01/2021. Đại dịch Covid-19 đã một lần nữa gây nên những ảnh hưởng nặng nề đến đời sống và mức thu nhập từ lương của người dân.
Theo một báo cáo mới của ILO: “Đại dịch Covid-19 đã khiến tiền lương tháng giảm đi hoặc tăng chậm hơn ở ⅔ quốc gia trên toàn cầu có số liệu chính thức và cuộc khủng hoảng này có khả năng sẽ khiến tiền lương còn giảm trầm trọng trong thời gian tới.”
Tại Việt Nam, việc áp dụng trả lương theo vị trí việc làm từ năm 2021 rất khó có thể thực hiện do các ảnh hưởng của đại dịch Covid 19.
Trước đó, cũng do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, lương cơ sở đã không tăng lên 1.600.000 triệu đồng/tháng mà vẫn giữ nguyên mức 1.490.000 triệu đồng/tháng.
Tiền lương tối thiểu vùng năm 2021 phần nhiều cũng sẽ không tăng. Bởi tháng 8/2021 vừa qua, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã họp và thống nhất với phương án: Tiếp tục thực hiện mức lương tối thiểu vùng năm 2020 đến hết năm 2021. Phương án này đã được trình Chính phủ xem xét và quyết định.
Như vậy, đến thời điểm này, tác động của đại dịch Covid 19 với người lao động ngày càng thể hiện rõ, dễ thấy nhất là vấn đề tiền lương bị ảnh hưởng nặng nề.
Nhìn chung, đa số chúng ta đều coi lương là nguồn thu nhập chính của mình. Do đó, khi xảy ra những điều không mong muốn, cuộc sống của chúng ta ngay lập tức bị đảo lộn. Vậy nên, đừng chỉ coi lương là toàn bộ thu nhập của mình. Thu nhập là gì? Ngoài lương ra còn có những loại thu nhập nào khác? Mời bạn theo dõi tiếp phần sau đây.
Thu nhập là gì? Tất tần tật các loại thu nhập phổ biến hiện nay
Lương có phải là toàn bộ thu nhập của một người?
Có thể đối với một số người, lương là nguồn thu nhập duy nhất. Tuy nhiên bạn đã bao giờ đo đếm mình có bao nhiêu khoản thu khác ngoài lương chưa? Liệu lương có phải là toàn bộ thu nhập của một người?
Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phân biệt được lương và thu nhập khác nhau như thế nào?
Như đã giải thích ở phần đầu, lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Ngoài ra, lương cũng sẽ tăng theo thâm niên kinh nghiệm cũng như cấp bậc của mỗi người.
Sở dĩ, bạn có thể coi thu nhập là lương. Đó là bởi vì thu nhập mang nghĩa khái quát hơn, nó bao hàm tất cả nguồn thu của một người. Chẳng hạn như: Tiền công, tiền cho thuê tài sản, lợi nhuận kinh doanh,... Hoặc thu nhập cũng đến từ việc sở hữu những giấy tờ có giá trị, tài sản thừa kế, quà được tặng cho,...
Riêng đối với những người lao động tự do từ việc buôn bán, họ sẽ có khoản thu nhập hàng tháng chứ không có tiền lương.
Tóm lại, thu nhập là khoản của cải thường được tính thành tiền mà một cá nhân, một doanh nghiệp hoặc một nền kinh tế nhận được trong một khoảng thời gian nhất định từ công việc, dịch vụ hoặc hoạt động nào đó.
Các loại thu nhập phổ biến hiện nay
Thủ nhập chủ động
Loại thu nhập này có được khi bạn phải đánh đổi thời gian và công sức lao động cho một cá nhân hoặc tổ chức để đổi lấy tiền.
Ưu điểm:
Đây cũng là loại thu nhập phổ biến của mỗi người khi bắt đầu hành trình tài chính của mình. Nó giúp bạn có tiền nhanh ngay sau khi bạn vừa kết thúc dự án hoặc đến kỳ nhận lương. Nguồn thu nhập này nhìn chung là ổn định và an toàn.
Nhược điểm:
Thứ nhất, để kiếm được nhiều tiền bạn buộc phải hy sinh nhiều thời gian, công sức hơn. Có khi bạn phải làm thêm các công việc ngoài giờ khác mà không được tính lương. Khi bạn ngừng lao động, nguồn thu nhập này cũng sẽ biến mất.
Thứ hai, đối với nhiều người, khoản thu nhập này cũng chỉ đủ để chi trả các hóa đơn hàng tháng. Do đó, họ cũng không còn đủ tiền để đầu tư tài chính hay dùng thỏa mãn cho những sở thích cá nhân của mình.
Theo một khảo sát từ Numbeo, trang cơ sở dữ liệu sinh hoạt lớn nhất thế giới: “Tiền lương trung bình sau khi trừ thuế của cư dân tại Tp.HCM là 9.200.000 đồng. Trong khi đó, phí sinh hoạt trung bình hàng tháng lại lên tới hơn 10.500.000 đồng.” Tất nhiên, chúng ta không thể áp dụng con số này cho mọi trường hợp, nhưng ta có thể thấy sự bất cân xứng trong thu nhập (từ lương) và chi phí sinh hoạt hiện tại như thế nào.
*Đặc biệt: Bạn có thể xem thống kê mức lương trung bình sau thuế và phí sinh hoạt theo địa phương nơi mình sinh sống tại Numbeo.
Ngoài ra, nếu chỉ dựa vào tiền lương hàng tháng thì rất khó để mua nhà, nuôi gia đình, về hưu sớm, nhất là với những nơi đắt đỏ như các thành phố lớn.
Thứ ba, đây cũng là nguồn thu nhập chiếm số thuế phải trả cao nhất. Ở Việt Nam, với những người có thu nhập hàng tháng từ 10-18 triệu đồng, thuế suất là 15%, còn từ 18-32 triệu đồng, thuế suất lên đến 20%.
Thu nhập thụ động
Hiểu đơn giản, thu nhập thụ động được tạo ra bằng cách tận dụng các nguồn lực sẵn có để tạo ra lợi nhuận. Ví dụ kiếm tiền từ việc cho thuê, từ bản quyền sách, âm nhạc,...
Thực tế, có khá nhiều hiểu lầm về loại thu nhập này. Phổ biến nhất chính là: Tạo ra được nguồn thu nhập thụ động xong thì chẳng cần làm gì.
Giả sử, căn nhà bạn đang cho thuê sau nhiều năm bị hư tổn. Bạn sẽ để đó mà chẳng làm gì? Vậy bạn có chắc khách hàng vẫn đến thuê nhà như lúc đầu? Lẽ dĩ nhiên, bạn là người hiểu rõ câu trả lời nhất.
Nếu bạn không làm gì để duy trì nguồn thu nhập thụ động sau đó. Bạn sẽ dần mất đi nguồn tiền này. Ai cũng thích tư tưởng “không phải làm việc mà vẫn kiếm ra tiền” nhưng cuộc sống sẽ không bao giờ đơn giản như vậy.
Ưu điểm:
Ưu điểm lớn nhất của thu nhập thụ động chính là việc bạn không phải hy sinh toàn bộ thời gian của mình. Thay vào đó, những nguồn lực sẵn có sẽ kiếm tiền giúp bạn ngay cả khi bạn đang bận rộn làm việc gì đó.
Nhược điểm:
Đó là bạn cần có một khoản tiền ban đầu khá lớn. Nếu không được thừa hưởng một tài sản tạo ra thu nhập, bạn phải tích lũy trước đó rất nhiều từ việc đi làm, kinh doanh hay đầu tư.
Nếu nguồn thu nhập thụ động của bạn đến từ một sản phẩm như website thì bạn cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và lâu dài.
Thu nhập từ đầu tư
Đây là nguồn thu nhập dựa vào lợi nhuận có được từ việc bán các khoản đầu tư hoặc tài sản với giá cao hơn lúc mua.
Ưu điểm:
Trong nhiều trường hợp, bạn không cần phải bỏ ra quá nhiều thời gian và công sức. Với một khoản đầu tư hợp lý, bạn chỉ cần chờ nó sinh lời.
So với thuế TNCN khi đi làm công, thuế TNCN từ đầu tư thấp hơn rất nhiều. Thuế suất đối với thu nhập từ đầu tư vốn như cổ phiếu tối đa là 5% giá trị một lần giao dịch, nhà đất thì 2% giá chuyển nhượng.
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế. Nghĩa là bạn chỉ phải trả thuế khi nhận được tiền từ tổ chức hoặc cá nhân bạn đầu tư. Điều đó khiến thu nhập đầu tư đem lại nhiều lợi thế hơn so với thu nhập từ lương.
Nhược điểm:
Hạn chế lớn nhất đó là bạn cần có sẵn nguồn tiền để đầu tư. Ngoài ra, bạn cũng phải mất một thời gian để việc đầu tư sinh lợi nhuận.
Với đi làm công, bạn có tiền hàng tháng hoặc ngay khi kết thúc một dự án. Còn khi đầu tư, bạn phải đợi nhiều tháng hoặc nhiều năm để thấy được lợi nhuận. Các trường hợp giá trị đột ngột tăng vọt trong thời gian ngắn thường không xảy ra nhiều.
Ví dụ, nhắc đến đầu tư bất động sản, bảng giá đất Đồng Nai năm 2015 cho vị trí đất thổ cư rẻ nhất trong hẻm Võ Thị Sáu xã Phú Đông là 280.000 đồng/m2. Phải đến 5 năm sau tức 2020, giá này mới tăng lên và nằm ở mức 1.400.000 đồng/m2.
Với những thông tin trên đây, chúng ta đã biết được lương không hẳn là toàn bộ thu nhập của một người. Tuy nhiên, hiểu về từng loại thu nhập thôi là chưa đủ. Để quản lý tốt tài chính, bạn còn phải biết cách tính thu nhập của mình.
Hãy tính thu nhập để biết bạn đang có bao nhiêu tiền
Cách tính thu nhập
Thu nhập của một người được xác định như sau:
Thu nhập = Lương + Phụ cấp + Trợ cấp + Lãi tiết kiệm + Lợi nhuận từ đầu tư/kinh doanh + Các khoản thu nhập khác - (BHXH + BHYT + BHTN) - Thuế TNCN (nếu có) - Phí công đoàn (nếu có).
Phân biệt phụ cấp và trợ cấp
Phụ cấp | Trợ cấp | |
Khái niệm | Là khoản lợi ích (có thể là tiền) mà NSDLĐ hỗ trợ NLĐ để bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, mức độ phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt,… chưa được tính đến hay tính chưa đầy đủ trong mức lương. | Là khoản tiền NLĐ được cấp khi rơi vào tình trạng không hoặc tạm thời ngừng lao động, trên cơ sở số tiền mà NLĐ đã thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm trong thời gian lao động. |
Chế độ | Phụ cấp lương; Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Phụ cấp trách nhiệm; Phụ cấp thu hút; Phụ cấp khu vực; Phụ cấp lưu động; Phụ cấp chức vụ. | Trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Trợ cấp tử tuất; Trợ cấp thôi việc, mất việc làm. |
Tính chất | Do doanh nghiệp quyết định. | Tùy thuộc vào từng chế độ mà mức hưởng các quy định sẽ khác nhau và không thấp hơn quy định của pháp luật. |
Đặc điểm | Thường phải đóng BHXH. | BHXH sẽ chi trả. |
Thuế TNCN
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:
- Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công.
- Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: Phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; Phụ cấp quốc phòng, an ninh; Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; Phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; Trợ cấp khó khăn đột xuất; Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
- Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm:
- Tiền lãi cho vay.
- Lợi tức cổ phần.
- Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, trừ thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ.
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm:
- Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế.
- Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.
- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:
- Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
- Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở.
- Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước.
- Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức.
- Thu nhập từ trúng thưởng, bao gồm:
- Trúng thưởng xổ số.
- Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại.
- Trúng thưởng trong các hình thức cá cược.
- Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác.
- Thu nhập từ bản quyền, bao gồm:
- Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ.
- Thu nhập từ chuyển giao công nghệ.
- Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
- Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
- Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
- Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.
- Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất.
- Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
- Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường.
- Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất.
- Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
- Thu nhập từ kiều hối.
- Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Giờ làm việc được trả 8.000 đồng/giờ, làm thêm ngoài giờ được trả 10.000 đồng/giờ. Vậy số tiền làm thêm ngoài giờ có 8.000 đồng phải chịu thuế TNCN, 2.000 đồng chênh lệch không phải chịu thuế TNCN. - Thu nhập từ học bổng, bao gồm:
- Học bổng nhận được từ ngân sách nhà nước.
- Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước theo chương trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó.
- Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật.
- Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho các hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.
- Thu nhập của cá nhân là chủ tàu, cá nhân có quyền sử dụng tàu và cá nhân làm việc trên tàu từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản xa bờ.
Cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất năm 2021
Công thức tính thuế
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất
Trong đó:
Thu nhập tính thuế TNCN = Tổng thu nhập - Thu nhập được miễn thuế TNCN - Các khoản giảm trừ.
Các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN là thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của pháp luật. (Xem chi tiết tại Điểm i Khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC).
Các khoản giảm trừ bao gồm:
- Các khoản giảm trừ gia cảnh:
Đối với người nộp thuế: 11.000.000 đồng/tháng, 132.000.000 đồng/năm.
Đối với người phụ thuộc: 4.400.000 đồng/người/tháng.
- Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
- Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Thuế suất thuế TNCN
Bậc thuế | Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) | Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) | Thuế suất (%) |
1 | Đến 60 | Đến 5 | 5 |
2 | Trên 60 đến 120 | Trên 5 đến 10 | 10 |
3 | Trên 120 đến 216 | Trên 10 đến 18 | 15 |
4 | Trên 216 đến 384 | Trên 18 đến 32 | 20 |
5 | Trên 384 đến 624 | Trên 32 đến 52 | 25 |
6 | Trên 624 đến 960 | Trên 52 đến 80 | 30 |
7 | Trên 960 | Trên 80 | 35 |
Trường hợp không ký HĐLĐ hoặc ký HĐLĐ dưới 3 tháng
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư 113) hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Thuế TNCN trong trường hợp này sẽ được tính như sau:
Thuế TNCN bị khấu trừ = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất 10%
Quyết toán thuế TNCN
Việc quyết toán thuế TNCN có bắt buộc không?
Không bắt buộc. Trừ các trường hợp sau đây:
“Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế nếu: Có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo.” (theo Khoản 3, Điều 21, Thông tư 92/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Điều 16, Thông tư 156/2013/TT-BTC)
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế là ngày thứ 90 kể từ khi khai kết thúc năm dương lịch.
Hiện tại việc quyết toán thuế TNCN có thể được thực hiện theo 2 cách:
Cách 1: Uỷ quyền quyết toán thuế TNCN qua tổ chức trả thu nhập
Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền cho tổ chức trả thu nhập quyết toán thuế trong các trường hợp sau:
- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại một tổ chức trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm uỷ quyền quyết toán thuế TNCN (bao gồm cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm) thì được ủy quyền quyết toán thuế TNCN tại tổ chức trả thu nhập đó đối với phần thu nhập do tổ chức đó chi trả.
- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại một tổ chức trả thu nhập. Đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10.000.000 đồng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10%.
- Cá nhân đang làm việc theo hợp đồng trên 3 tháng ở một nơi và có thu nhập từ cho thuê nhà, cho thuê quyền sử dụng đất có doanh thu bình quân tháng trong năm quá 20.000.000 đồng đã nộp thuế tại nơi có nhà cho thuê.
- Hồ sơ quyết toán sẽ do cơ quan, đơn vị doanh nghiệp làm. Cá nhân chỉ cần làm giấy ủy quyền theo mẫu và làm cam kết theo yêu cầu của cơ quan, đơn vị doanh nghiệp.
Cách 2: Cá nhân tự quyết toán và kê khai thuế thu nhập cá nhân trực tiếp
- Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam trả nhưng chưa thực hiện khấu trừ thuế thực hiện khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quý.
- Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức, cá nhân trả từ nước ngoài thực hiện khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quý.
- Cá nhân đang làm việc theo hợp đồng trên 3 tháng ở một nơi và có thu nhập ở nơi khác với mức bình quân trên 10.000.000 đồng/năm dù đã bị khấu trừ 10%.
- Cá nhân đang làm việc theo hợp đồng trên 3 tháng ở một nơi và có thu nhập từ cho thuê nhà, cho thuê quyền sử dụng đất có doanh thu bình quân tháng trong năm quá 20.000.000 đồng dù đã nộp thuế tại nơi có nhà cho thuê.
- Hồ sơ quyết toán sẽ được cơ quan chi cục thuế nơi người có thu nhập chính hướng dẫn, cơ quan đơn vị chi trả sẽ cung cấp các chứng từ khấu trừ thuế cho cá nhân tự đi quyết toán.
Quyết toán thuế thu nhập trực tiếp tại Cổng Dịch vụ công Quốc gia
Bảo hiểm xã hội
Theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Lao động năm 2012: NSDLĐ và NLĐ phải tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, bảo hiểm y tế (BHYT) bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Đồng thời, được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về BHXH và BHYT.
Do đó, hàng tháng NLĐ sẽ phải trích từ lương một số tiền nhất định để tham gia các khoản bảo hiểm này, cụ thể:
BHXH (Quỹ tử tuất và hưu trí) |
BHYT | BHTN | Tổng |
8% tiền lương | 1,5% tiền lương | 1% tiền lương | 10% tiền lương |
Thông thường, cách tính trích nộp BHXH sẽ là:
- Nếu lương nhỏ hơn 29.800.000 đồng/tháng thì tỷ lệ trích nộp bảo hiểm như sau: Lương * 10,5%
- Nếu lương lớn hơn hoặc bằng 29.800.000 đồng/tháng thì tỷ lệ trích nộp bảo hiểm như sau: 29.800.000 * 8% + 29.800.000 * 1.5% + Lương * 1%
Đóng Đoàn phí
NLĐ chỉ đóng Đoàn phí Công đoàn nếu là Đoàn viên.
Mức nộp: 1% tiền lương.
Bây giờ, bạn hãy thử tính thu nhập của mình ngay nhé:
BẢNG TÍNH THU NHẬP
(Từ ... ngày/tháng/năm đến hết ... ngày/tháng/năm)
Công chuẩn: ... ngày [ngày công thực tế trong tháng]
Tên | Số tiền | |
1 | Thu nhập | |
1.1 | Mức lương cứng | |
1.2 | Thưởng hiệu quả kinh doanh | |
2 | Thu nhập theo ngày công thực tế | |
3 | Phụ cấp, trợ cấp | |
3.1 | Phụ cấp máy tính | |
3.2 | Phụ cấp ăn trưa | |
3.3 | Phụ cấp điện thoại | |
3.4 | Phụ cấp xăng xe | |
3.5 | Khác | |
4 | Tiền lương làm thêm giờ | |
4.1 | Số ngày làm thêm | |
4.2 | Lương làm thêm | |
5 | Thu nhập khác | |
6 | Tổng thu nhập (6) = (2)+(3.1)+(3.2) +(3.3)+(3.4)+ (4.2)+(5) |
|
7 | Khoản phải thu | |
7.1 | Trích nộp bảo hiểm [BHXH 8% + BHYT 1,5% + BHTN 1%] * Lương (1.1) |
|
7.2 | Truy thu (vay, tạm ứng,...) | |
8 | Giảm trừ gia cảnh | |
8.1 | Số người phụ thuộc | |
8.2 | Phụ thuộc | |
9 | Chênh lệch lương làm thêm giờ không chịu thuế | |
9.1 | Số ngày làm thêm | |
9.2 | Thành tiền | |
10 | Thu nhập tính thuế TNCN (10) = (6) - (8.1) - (8.2) - (9.2) |
|
11 | Thuế TNCN tạm tính (11) = (10) x Thuế suất |
|
12 | Tiền thực nhận (13) = (6) - (7.1) - (7.2) - (11) |
Sau khi tính toán và biết được mình có bao nhiêu nguồn thu? Tổng số tiền mỗi tháng bạn có được là bao nhiêu? Lúc này đây bạn nghĩ mình sẽ làm gì?
Bí quyết tăng thu nhập mà không phải ai cũng biết
Đa số mọi người sẽ thường làm gì sau khi tính toán xong mức thu nhập mà mình có? Chi trả hóa đơn, mua sắm, du lịch, tiết kiệm hay để đó và chẳng làm gì.
Có thể vì cuộc sống quá bận rộn nên bạn nghĩ rằng việc lập kế hoạch thu chi ngay sau đó là một việc quá mất thời gian. Sau đó, bạn lại tiếp tục áp lực với những khoản nợ hoặc đau đầu vì đống hóa đơn chồng chất.
Suy cho cùng, điều chúng ta cần nhận ra và thay đổi đó là: Nguồn thu nhập từ làm công, từ việc bán sức mình và thời gian sẽ không đủ giúp bạn đạt được tự do tài chính. Nếu bạn không biết cách tăng các nguồn thu nhập khác, bạn sẽ lại rơi vào vòng luẩn quẩn của riêng mình.
Xem thêm: 7 cách kiếm tiền thu nhập thụ động hiệu quả
Vì thế, để có được tự do tài chính càng sớm càng tốt, hãy gia tăng nguồn thu nhập thụ động và đầu tư thay vì chọn nguồn thu từ lương. Vì nếu bạn muốn tăng 1% lương, bạn có thể đạt được. Nhưng nếu bạn muốn tăng 50%, 100% hay thậm chí 1000% lương, bạn sẽ rất khó đạt được.
Đơn giản là khó công ty nào chịu cho phép bạn gia tăng đáng kể phần trăm lương như trên. Bạn chỉ có thể cố gắng trong nhiều năm và hy vọng nhận được một sự thăng tiến với mức tăng lương đủ gọi là lớn nhưng không đảm bảo. Như vậy là tốt lắm rồi.
Hơn nữa, với những phân tích ở trên, bạn càng kiếm được nhiều nguồn thu nhập từ làm công thì thuế TNCN bạn phải đóng cũng nhiều hơn. Rốt cuộc, tiền về đến tài khoản của bạn cũng chẳng đáng bao nhiêu so với công sức bạn bỏ ra.
Vì thế, hãy thay đổi toàn bộ tư duy của mình. Bắt đầu tính tiền cho các dịch vụ cá nhân, học cách bán kiến thức và chuyên môn của bạn.
Nhất là trong thời đại ngày nay, khi việc kiếm tiền có thể diễn ra ở bất cứ đâu. Bạn chỉ cần có WiFi và một chiếc máy tính xách tay phù hợp. Vậy là bạn đã có thể làm bất cứ điều gì mình muốn và kiếm tiền bằng vô số cách. Bạn không cần sự cho phép của nhà tuyển dụng, chứng chỉ hay thậm chí là bằng đại học. Nếu bạn có thể giúp mọi người đi từ điểm A đến điểm B, họ sẽ trả tiền cho bạn.
Tóm lại, trước khi tăng nguồn thu nhập, bạn cần thay đổi tư duy của chính mình. Bí quyết quan trọng từ RedBag chính là lựa chọn đúng nguồn thu nhập cần tăng. Không nên áp đặt khuôn khổ lựa chọn nào vào chính mình.
Xem thêm: Kiếm thêm thu nhập với các kênh đầu tư tài chính online
Các cách quản lý và phân bổ nguồn thu nhập hiệu quả
“Việc một người trở nên giàu có không phụ thuộc vào số tiền họ kiếm được mà còn nằm ở số tiền họ giữ lại phải nhiều” - Robert Kiyosaki. Vậy nên, một khi đã có thu nhập kha khá cho riêng mình, hãy chú ý đến việc quản lý và phân bổ thu nhập hiệu quả.
3 mục tiêu bạn nên ưu tiên đó là:
- Lập quỹ dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp.
- Quản lý và theo dõi chi tiêu.
- Ưu tiên trả các khoản nợ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các quy tắc sau đây để phân bổ thu nhập và quản lý chi tiêu hiệu quả:
Tóm lại khi chúng ta ở một độ tuổi nhất định, chúng ta sẽ hiểu được tầm quan trọng của thời gian và việc tự do lựa chọn những gì mình muốn làm. Hiểu về thu nhập và biết cách tăng nguồn thu nhập hiệu quả, bạn sẽ nhanh chóng bước đến gần hơn mục tiêu tài chính của mình.
Bài viết mới nhất
Xem tất cảBật mí công thức 4M đầu tư chứng khoán không bao giờ sợ lỗ
Nhảy vào thị trường đầu tư chứng khoán với sự mơ hồ về kiến thức sẽ khiến cho người trẻ gặp phải những thất bại không đáng có. Hãy cẩn thận!
Giải quyết bài toán mua nhà cho gia đình với bản kế hoạch tài chính chi tiết
Sở hữu căn nhà cho riêng mình đã và đang là đích đến của nhiều người. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này vốn không phải là một điều dễ dàng nếu ngay từ đầu chúng ta không biết cách lập kế hoạch tài chính mua nhà.
Vũ Nhật Khánh: “Áp lực mục tiêu tài chính tuổi 30 là do mình tạo ra”
Bước đầu quản lý tài chính cá nhân, ai cũng sẽ có những mục tiêu cho riêng mình. Song mục tiêu tài chính tuổi 30 có lẽ sẽ đặc biệt hơn vì đây là cột mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Điều này tạo ra không ít áp lực dành cho những người trẻ.
Bài viết đọc nhiều
Tậu ngôi nhà, căn hộ đầu tiên của bạn: hướng dẫn từng bước
Những người trẻ tài năng đang có mục tiêu sở hữu ngôi nhà, căn hộ cho riêng mình trước tuổi 30, thường sẽ đối mặt với những băn khoăn, như: cần bao nhiêu tiền thì có thể tậu được ngôi nhà, căn hộ đầu tiên; quản trị tài chính cá nhân với khoản nợ, khoản trả góp mua nhà; các bước chi tiết để mua nhà. Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết của RedBag.
Nguyên tắc 28/36 giúp bạn giảm gánh nặng từ những khoản nợ
Gánh nặng nợ vay là nỗi ám ảnh lớn nhất của những người trẻ muốn sở hữu ngôi nhà của riêng mình từ sớm. Vay mua nhà và ngay sau khi tận hưởng được niềm vui của việc có nhà mới, người trẻ ngay lập tức phải gánh chịu những áp lực từ lãi vay và gánh nặng phải chi trả các khoản vay nợ mua nhà, mua đồ nội thất. Đây quả là một trải nghiệm không hề dễ chịu.
Ổn định tài chính - Bước chuyển mình quan trọng của người trẻ
Giai đoạn chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác luôn là những điều không dễ dàng đối với tất cả chúng ta. Đặc biệt là bước chuyển đổi từ giai đoạn mới đi làm sang giai đoạn ổn định tài chính. Tại đây, người trẻ phải đối mặt với rất nhiều điều mới mẻ, những kiến thức cần bổ sung và những kế hoạch mới phải thiết lập để sẵn sàng với thử thách mới.
10 thói quen để đạt được tự do tài chính, nghỉ hưu sớm
Tự do tài chính là mục tiêu chính trong cuộc sống của nhiều người. Nhưng, đạt đến tự do tài chính là một con đường dài và đầy khó khăn đối với người trẻ. Hình thành những thói quen tài chính đúng đắn ngay từ sớm là một cách đơn giản và hữu ích để người trẻ sớm thành công trong mục tiêu đạt được trạng thái tự do tài chính.
Gen Z đa nhiệm: Làm nhiều nghề cùng lúc, nhưng đôi khi bỏ quên việc tối ưu tài chính cá nhân
Đa nhiệm là một tính từ được dùng phổ biến khi nói đến Gen Z, để mô tả khả năng đảm nhiệm nhiều công việc, trong nhiều lĩnh vực khác nhau cùng một lúc. Đây là một trong những đặc điểm giúp cho Gen Z nổi bật hơn những thế hệ trước. Đa nhiệm, năng động, tự tin, sáng tạo là một bộ những tính từ gắn liền với Gen Z. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá tính đa nhiệm của Gen Z trong công việc.
Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!
Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN