Làm thẻ tín dụng cho sinh viên và điều kiện, thủ tục cần thiết
- 1. Có mở thẻ tín dụng cho sinh viên được không?
- 2. Ưu và nhược điểm khi mở thẻ tín dụng cho sinh viên
- 3. Điều kiện để được làm thẻ tín dụng sinh viên
- 4. Những thủ tục và hồ sơ cần chuẩn bị để mở thẻ tín dụng cho sinh viên
- 5. Sinh viên nên mở thẻ tín dụng ngân hàng nào?
- 1. Ngân hàng Nam A Bank
- 2. Ngân hàng ACB
- 3. Ngân hàng MB Bank
- 4. Ngân hàng TPBank
- 5. Ngân hàng VPBank
- 6. Những điều cần lưu ý khi mở và sử dụng thẻ tín dụng sinh viên
Bạn thắc mắc có mở thẻ tín dụng cho sinh viên được không? Thủ tục mở thẻ tín dụng cho sinh viên? Sinh viên nên mở thẻ tín dụng ngân hàng nào? Xem ngay cùng RedBag!
1. Có mở thẻ tín dụng cho sinh viên được không?
Sinh viên có thể mở thẻ tín dụng khi có thu nhập ổn định hoặc tài sản đảm bảo.
Theo nguyên tắc chung, đối tượng sinh viên không đủ để đăng ký thẻ tín dụng vì chưa có nguồn thu nhập hay tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, các bạn sinh viên có thể mở thẻ với tư cách là thẻ phụ của bố mẹ hoặc đứng tên thẻ chính nếu có tài sản giá trị.
Thẻ tín dụng cho sinh viên thường bị giới hạn hạn mức tín dụng. Nhưng đây cũng là khoản tài chính hỗ trợ hữu hiệu cho các bạn sinh viên cần tiền gấp để trang trải chi phí học tập và sinh hoạt.
2. Ưu và nhược điểm khi mở thẻ tín dụng cho sinh viên
Việc mở thẻ tín dụng cho sinh viên có thể mang lại nhiều lợi ích, kèm theo đó là những rủi ro mà bạn đọc cần cân nhắc trước khi lựa chọn đăng ký
Ưu điểm:
- Tạo sự chủ động trong việc lên kế hoạch tài chính và kiểm soát chi tiêu.
- Giảm bớt áp lực tiền bạc khi cần đóng học phí, trả tiền thuê nhà và tiền sinh hoạt.
- Mua sắm an toàn và dễ dàng tại hơn 25 triệu điểm thanh toán tại Việt Nam và trên toàn thế giới.
- Tận hưởng các ưu đãi hấp dẫn như hoàn tiền, miễn lãi… khi dùng thẻ tín dụng sinh viên.
Nhược điểm
- Sinh viên có thể dễ dàng rơi vào nợ nần nếu không quản lý tài chính tốt và phải chịu các phí trễ hạn, lãi suất cao
- Một số thẻ tín dụng cho sinh viên có điều khoản khắt khe như hạn mức thấp, lãi suất cao hoặc yêu cầu tài khoản ngân hàng có số dư tối thiểu.
- Ảnh hưởng đến hồ sơ tín dụng khi không thanh toán đầy đủ và đúng hạn các khoản nợ liên quan thẻ tín dụng.
3. Điều kiện để được làm thẻ tín dụng sinh viên
Sinh viên cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản của ngân hàng để mở thẻ tín dụng.
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều đặt ra quy định cơ bản như sau để mở thẻ tín dụng cho sinh viên:
- Sinh viên từ năm 3 trở lên tại các trường Đại học nằm trong danh sách theo quy định của ngân hàng.
- Sinh viên đi làm có thu nhập hàng tháng từ 4.500.000 VNĐ trở lên hoặc sở hữu và đứng tên ít nhất 1 chiếc xe máy, sổ tiết kiệm,…
- Điểm học tập từ 7.0 trở lên.
- Một số điều kiện khác tùy thuộc từng ngân hàng.
4. Những thủ tục và hồ sơ cần chuẩn bị để mở thẻ tín dụng cho sinh viên
Thủ tục cần thiết để làm thẻ tín dụng cho sinh viên bao gồm:
- CMND/CCCD/Hộ chiếu bản Photo và bản gốc đối chiếu.
- Bản Photo sổ hộ khẩu (nếu cần).
- Bảng sao kê lương hàng tháng và bản sao hợp đồng lao động.
- Bảng điểm Photo có dấu đỏ chứng nhận của trường Đại học đang theo học.
- Giấy đăng ký xe máy chính chủ.
- Mẫu đơn đăng ký thẻ tín dụng sinh viên do nhân viên ngân hàng cung cấp khi yêu cầu làm thẻ.
5. Sinh viên nên mở thẻ tín dụng ngân hàng nào?
Nhiều người thường thắc mắc sinh viên nên mở thẻ tín dụng ngân hàng nào. RedBag gợi ý cho bạn đọc một số ngân hàng hỗ trợ mở thẻ tín dụng cho sinh viên cực kỳ uy tín:
>> Mở thẻ tín dụng Cake: Nhập mã RB-56636RXN nhận ngay ưu đãi đến 6.212.000đ chỉ trong Tháng 5/2023
>> Mở thẻ tín dụng VIB trên Zalo: Hoàn tiền 6%, miễn lãi khủng tới 55 ngày, hoàn 100% phí thường niên
5.1. Ngân hàng Nam A Bank
Ngân hàng Nam Á phát hành thẻ Dream Card dành cho sinh viên có thu nhập ổn định hàng tháng. Bạn có thể sử dụng thẻ tín dụng sinh viên này để đóng học phí hoặc chi tiêu cá nhân với nhiều chương trình giảm giá, quà tặng như miễn lãi lên đến 45 ngày.
Tuy nhiên, thẻ Dream Card của Nam A Bank ít phổ biến. Bạn đọc có thể tham khảo mở thẻ tín dụng cho sinh viên tại các ngân hàng khác dưới đây.
5.2. Ngân hàng ACB
ACB đang triển khai phát hành thẻ tín dụng cho sinh viên năm 3 trở lên có thu nhập hàng tháng từ 4.500.000 VNĐ. Sinh viên có thể đến trực tiếp phòng giao dịch của ngân hàng để được hỗ trợ mở thẻ với nhiều chính sách ưu đãi, hoàn tiền hoặc miễn phí thường niên.
5.3. Ngân hàng MB Bank
Thẻ MB Modern Youth hỗ trợ khoản tiền chi tiêu, mua sắm, sinh hoạt phí cho sinh viên.
MB Bank phát hành thẻ tín dụng MB Modern Youth nhắm đến đối tượng sinh viên trên toàn quốc, giúp cho việc chi tiêu trong mua sắm, sinh hoạt được thoải mái hơn với hạn mức cao. Bạn có thể mở thẻ Online trên ứng dụng MBBank hoặc đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng.
5.4. Ngân hàng TPBank
Thẻ tín dụng sinh viên TPBank Visa FreeGo có thiết kế rất nổi bật cùng với nhiều tính năng ưu việt. Các bạn đang theo học các trường như Đại học Ngoại thương, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Học viện Ngân hàng… có thể được hỗ trợ mở loại thẻ này.
5.5. Ngân hàng VPBank
Từ năm 2010, thẻ tín dụng VPBank MasterCard MC2 đã trở thành người bạn đồng hành của rất nhiều bạn sinh viên trên địa bàn Hà Nội và TP.HCM. Thủ tục mở thẻ dành cho sinh viên rất đơn giản với hạn mức tương đối để bạn có thể chi trả cho cuộc sống sinh hoạt.
6. Những điều cần lưu ý khi mở và sử dụng thẻ tín dụng sinh viên
Khi mở thẻ tín dụng cho sinh viên, bạn đọc cần lưu ý những điểm sau đây:
- Lựa chọn ngân hàng phát hành thẻ tín dụng phù hợp với nhu cầu sử dụng.
- Không mở nhiều thẻ tín dụng để kiểm soát , tránh trường hợp không kiểm soát được chi tiêu của bản thân và khả năng chi trả.
- Thanh toán đầy đủ và đúng hạn để giảm bớt được nhiều những khoản phí, tiền lãi không đáng có.
- Đóng thẻ tín dụng khi không cần sử dụng để hạn chế các chi phí phát sinh.
Qua những thông tin trên có thể thấy rằng mở thẻ tín dụng cho sinh viên mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng không ít rủi ro. Bạn có thể mở thẻ nhưng cần chi tiêu hợp lý. Hãy trở thành những người tiêu dùng thật thông minh nhé!
Tổng hợp bởi RedBag.vn
Bài viết mới nhất
Xem tất cảBật mí công thức 4M đầu tư chứng khoán không bao giờ sợ lỗ
Nhảy vào thị trường đầu tư chứng khoán với sự mơ hồ về kiến thức sẽ khiến cho người trẻ gặp phải những thất bại không đáng có. Hãy cẩn thận!
Giải quyết bài toán mua nhà cho gia đình với bản kế hoạch tài chính chi tiết
Sở hữu căn nhà cho riêng mình đã và đang là đích đến của nhiều người. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này vốn không phải là một điều dễ dàng nếu ngay từ đầu chúng ta không biết cách lập kế hoạch tài chính mua nhà.
Vũ Nhật Khánh: “Áp lực mục tiêu tài chính tuổi 30 là do mình tạo ra”
Bước đầu quản lý tài chính cá nhân, ai cũng sẽ có những mục tiêu cho riêng mình. Song mục tiêu tài chính tuổi 30 có lẽ sẽ đặc biệt hơn vì đây là cột mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Điều này tạo ra không ít áp lực dành cho những người trẻ.
Bài viết đọc nhiều
Tậu ngôi nhà, căn hộ đầu tiên của bạn: hướng dẫn từng bước
Những người trẻ tài năng đang có mục tiêu sở hữu ngôi nhà, căn hộ cho riêng mình trước tuổi 30, thường sẽ đối mặt với những băn khoăn, như: cần bao nhiêu tiền thì có thể tậu được ngôi nhà, căn hộ đầu tiên; quản trị tài chính cá nhân với khoản nợ, khoản trả góp mua nhà; các bước chi tiết để mua nhà. Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết của RedBag.
Nguyên tắc 28/36 giúp bạn giảm gánh nặng từ những khoản nợ
Gánh nặng nợ vay là nỗi ám ảnh lớn nhất của những người trẻ muốn sở hữu ngôi nhà của riêng mình từ sớm. Vay mua nhà và ngay sau khi tận hưởng được niềm vui của việc có nhà mới, người trẻ ngay lập tức phải gánh chịu những áp lực từ lãi vay và gánh nặng phải chi trả các khoản vay nợ mua nhà, mua đồ nội thất. Đây quả là một trải nghiệm không hề dễ chịu.
Ổn định tài chính - Bước chuyển mình quan trọng của người trẻ
Giai đoạn chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác luôn là những điều không dễ dàng đối với tất cả chúng ta. Đặc biệt là bước chuyển đổi từ giai đoạn mới đi làm sang giai đoạn ổn định tài chính. Tại đây, người trẻ phải đối mặt với rất nhiều điều mới mẻ, những kiến thức cần bổ sung và những kế hoạch mới phải thiết lập để sẵn sàng với thử thách mới.
10 thói quen để đạt được tự do tài chính, nghỉ hưu sớm
Tự do tài chính là mục tiêu chính trong cuộc sống của nhiều người. Nhưng, đạt đến tự do tài chính là một con đường dài và đầy khó khăn đối với người trẻ. Hình thành những thói quen tài chính đúng đắn ngay từ sớm là một cách đơn giản và hữu ích để người trẻ sớm thành công trong mục tiêu đạt được trạng thái tự do tài chính.
Gen Z đa nhiệm: Làm nhiều nghề cùng lúc, nhưng đôi khi bỏ quên việc tối ưu tài chính cá nhân
Đa nhiệm là một tính từ được dùng phổ biến khi nói đến Gen Z, để mô tả khả năng đảm nhiệm nhiều công việc, trong nhiều lĩnh vực khác nhau cùng một lúc. Đây là một trong những đặc điểm giúp cho Gen Z nổi bật hơn những thế hệ trước. Đa nhiệm, năng động, tự tin, sáng tạo là một bộ những tính từ gắn liền với Gen Z. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá tính đa nhiệm của Gen Z trong công việc.
Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!
Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN